Page 162 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 162
+ Chỉ tiến hành các thủ thuật xâm lấn khi thật cần thiết, bảo vệ kim luồn để hạn chế
số lần đâm kim qua da trẻ.
+ Bóc băng dính nhẹ nhàng tránh tổn thương da cho trẻ.
+ Không cọ da trẻ khi tắm.
+ Kiểm tra thường xuyên và hạn chế các vùng tì đè do quấn tã, đóng bỉm, mặc quần
áo, đi tất gây ra.
- Đề phòng tai biến do trẻ không được bú mẹ (không được ăn sữa mẹ, phải ăn sữa
mẹ bằng bình, ăn qua sonde hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch)
+ Thực hiện cho trẻ ăn nhân tạo đúng kĩ thuật: chọn sữa phù hợp, cho trẻ ăn bằng
cốc, đảm bảo pha sữa đúng công thức, đảm bảo vệ sinh.
+ Kiểm tra vị trí sonde dạ dày trước khi cho trẻ ăn bằng cách hút dịch dạ dày để
kiểm tra.
+ Không cho trẻ ăn đường miệng nếu thấy biểu hiện bụng chướng, nôn trớ nhiều,
dịch dạ dày bất thường.
+ Thực hiện chính xác y lệnh truyền dịch tĩnh mạch (số lượng, tốc độ truyền, thời
gian truyền)
+ Thực hiện y lệnh xét nghiệm kiểm tra điện giải đồ, đường máu, khí máu...
5.3.2.9 Hỗ trợ động viên tinh thần cho gia đình trẻ
- Khẩn trương thăm khám và cấp cứu trẻ, nhẹ nhàng gọi tên trẻ trong khi thăm
khám và làm thủ thuật.
- Thường xuyên giải thích tình trạng sức khỏe của trẻ cho gia đình.
- Thể hiện thái độ ân cần, chia sẻ, cảm thông với gia đình trẻ.
- Quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mẹ ngay cả khi mẹ không đi cùng trẻ.
- Thăm khám cho trẻ ngay khi mẹ và gia đình trẻ có yêu cầu.
- Hướng dẫn tỉ mỉ gia đình trẻ cách chăm sóc và theo dõi trẻ.
- Tạo điều kiện để mẹ và gia đình trẻ được vào thăm hoặc phối hợp chăm sóc trẻ.
5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: Điều dưỡng cần thực hiện đầy đủ các nội
dung như kế hoạch chăm sóc đã lập trên trẻ bệnh cụ thể.
162