Page 127 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 127
7.1 Nguyên tắc cấp cứu trẻ bị co giật
- Nhanh chóng, khẩn trương duy trì các chức năng sống cho bệnh nhi.
- Đảm bảo đường thở thông thoáng.
- Cắt cơn giật càng nhanh càng tốt.
- Tìm nguyên nhân để điều trị triệt để
7.2 Xử trí trẻ đang bị co giật: Ngay khi đánh giá thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm
là đang co giật cần tiến hành xử trí như sau:
- Đặt trẻ nằm nghiêng, đầu hơi ngửa.
- Giữ trẻ tránh cho trẻ bị ngã, không để các đồ vật cứng nhọn gần trẻ, có thể lót
khăn mềm quanh trẻ.
- Hút đờm dãi nếu thấy trẻ xuất tiết nhiều đờm dãi.
- Cho thở oxy.
- Tiêm thuốc cắt cơn giật.
+ Dùng Diazepam (seduxen, valium) tiêm tĩnh mạch chậm liều 0,2mg/kg/lần. Chú
ý tiêm Diazepam tĩnh mạch cho trẻ em cần phải tiêm chậm ít nhất trong vòng 3
phút vì tiêm nhanh có thể gây ngừng thở cho người bệnh. Thuốc có thể được pha
với glucose 5% để tiêm truyền tĩnh mạch. Khi pha thuốc cần chú ý thứ tự pha thuốc
là bơm thuốc vào dịch truyền và dùng ngay sau khi pha.
+ Nếu không thể tiêm được tĩnh mạch (trong tình huống cấp cứu không lấy được
tĩnh mạch) có thể thụt hậu môn Diazepam liều 0,5mg/kg/lần. Chú ý dùng hai tay
giữ mông trẻ tránh để thuốc trào ra.
+ Có thể dùng phenobarbital tiêm bắp liều 10mg/kg/lần. Nếu trẻ vẫn tiếp tục co giật
có thể tiêm nhắc lại sau 15 phút.
Chú ý trong thời gian trẻ bị co giật:
. Luôn kiểm soát hô hấp cho trẻ
. Không cho trẻ ăn, uống kể cả uống thuốc.
- Xử trí hạ sốt
+ Cởi bớt quần áo
127