Page 124 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 124
- Làm mát trung tâm là truyền dịch đã được làm lạnh hoặc truyền yếu tố lạnh vào
tĩnh mạch cho người bệnh. Phương pháp này có ưu điểm là có thể hạ nhiệt rất
nhanh nhưng nhược điểm là khá phức tạp do phải chuẩn bị dịch truyền (làm lạnh
dịch truyền) và là thủ thuật xâm lấn do vậy phương pháp làm mát trung tâm chỉ áp
dụng để giảm sốt cho những trường hợp sốt nguy kịch và đã áp dụng các phương
pháp làm mát bề mặt và dùng thuốc nhưng thất bại.
- Làm mát bề mặt có 2 hình thức:
+ Làm mát bề mặt qua không khí: đặt người bệnh vào môi trường thoáng mát hoặc
nằm trên giường mát, cởi bỏ bớt quần áo chỉ mặc quần áo mỏng, rộng, ngắn, trẻ
nhỏ có thể không đóng bỉm.
+ Làm mát bề mặt bằng dịch (chườm ấm): dùng khăn thấm nước ấm (nhiệt độ của
nước chườm tốt nhất là khoảng 30 – 33 độ C) lau người trẻ hoặc dùng khăn thấm
nước ấm quấn quanh người trẻ.
Các lưu ý:
Không cần chườm ấm nếu nhiệt độ trung tâm cơ thể hạ dưới 38 độ C.
Cần thay khăn chườm thường xuyên 1-2 phút 1 lần.
6.3.1.2 Cho trẻ uống nhiều nước: nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú nhiều
hơn, trẻ lớn uống nước lọc, nước quả, dung dịch ORS.
6.3.1.3 Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt: thực hiện nếu nhiệt độ đo ở hậu môn từ 39
độ C (hoặc đo ở nách từ 38,5 độ C trở lên) và trong vòng 4 giờ gần đây trẻ chưa
dùng thuốc hạ sốt. Có 2 loại thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến đối với trẻ em:
- Thuốc hạ sốt acetaminophen biệt dược paracetamol dùng với liều lượng là10mg-
15mg/kg/1 liều, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu sốt tăng cao trên 39 độ C. Đây là
thuốc hạ sốt đang được dùng phổ biến nhất hiện nay vì hiệu quả và an toàn cho trẻ,
tuy nhiên nếu dùng liều cao có thể gây tổn thương gan trẻ. Thuốc có dạng viên nén,
gói bột, viên đặt hậu môn, si rô, miếng dán trán.
- Thuốc hạ sốt ibuprophen. Thuốc có tác dụng hạ sốt nhưng hay gây tác dụng phụ
làm tổn thương đường tiêu hóa nên không dùng cho người bệnh bị viêm, loét, chảy
124