Page 49 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 49
(a) Virus viêm gan B, (b) Calicivirus, (c) Astrovirus
4. Các hậu quả của sự tƣơng tác giữa virus và tế bào
Virus vào trong tế bào chủ có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau:
4.1. Virus nhân lên và phá huỷ tế bào
Đây là hậu quả phổ biến và chính hậu quả này dẫn tới gây bệnh cho cơ thể. Các tế
bào bị phá huỷ giải phóng ra các virus mới. Các virus này lại xâm nhập vào các tế bào
mới, nhân lên dẫn tới phá huỷ rất nhiều tế bào và bệnh nhiễm virus xuất hiện.
4.2. Nhiễm trùng tiềm tàng (persistent infection)
Nhiều loại virus (herpes, adeno..) gây nhiễm tế bào chỉ nhân lên rất ít không gây
bệnh lý tức thì, nhưng tồn tại trong cơ thể ở một số tế bào nào đấy rất dài, gây ra nhiễm
trùng duy trì.
4.3. Nhiễm trùng chậm (slow infection)
Nhóm Lentivirus (HIV là thành viên) có thời gian ủ bệnh trong nhiều năm.
4.4. Gây các khối u và ung thƣ
Một số loại virus sau khi xâm nhập vào tế bào không nhân lên mà tích hợp ADN
của virus (hoặc ADN trung gian của virus) vào ADN của tế bào, gây ra chuyển dạng tế
bào. Đó là các u lành hoặc u ác tính.
4.5. Gây ra dị tật bẩm sinh
Nhiễm virus trong ba tháng đầu của thai nghén thường dẫn đến thai chết lưu hoặc
di tật bẩm sinh.
4.6. Kích thích cơ thể tạo interferon và miễn dịch chống lại virus
5. Các giai đoạn nhân lên của virus
Để nhân lên bên trong tế bào chủ, các virus phải trải qua 6 giai đoạn sau đây:
- Virus hấp phụ (bám) lên bề mặt tế bào chủ nhờ trên tế bào có các phân tử tiếp
nhận đặc hiệu với phân tử trên bề mặt virus.
- Virus xâm nhập vào tế bào do sự ẩm bào hoặc enzym virus phá thủng màng tế
bào... hạt virus chui được vào bên trong tế bào.
- Virus chui ra khỏi capsid (decapsid), những virus xâm nhập vào tế bào cả capsid,
lõi của chúng cần chui ra khỏi capsid thường do enzym cuả tế bào phân huỷ capsid.
49