Page 235 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 235

đều coi bệnh than là bệnh nghề nghiệp bởi vì gặp hầu hết ở các đối tượng tiếp xúc với

               nguồn gây bệnh trong khi làm việc.

               3. Chẩn đoán vi sinh

               3.1. Chẩn đoán trực tiếp
                       - Bệnh phẩm: các nốt mủ, đờm, máu...

                       - Nhuộm soi: bằng phương pháp Gram, soi kính hiển vi quang học để quan sát vỏ,

               cách sắp xếp và tính chất bắt màu thuốc nhuộm.

                       - Nuôi cấy: cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy thông thường, ủ ấm ở nhiệt

               độ 35C, theo dõi trong vòng 24 - 48 giờ. Quan sát khuẩn lạc và thử các tính chất sinh vật
               hoá học.

                       - Cấy máu: đòi hỏi ở tất cả các trường hợp bệnh than ở người, song thường dương

               tính chậm, vì vậy cần theo dõi ít nhất là 1 tuần.

                       Tiêm cho động vật thí nghiệm: tiêm trực tiếp bệnh phẩm vào dưới da hoặc phúc

               mạc của chuột lang, chuột sẽ chết sau từ 24-72 giờ.
                       Làm phản ứng Ascoli: lấy một mảnh phủ tạng nghiền nhỏ, nát vụn, cho một ít

               nước muối sinh lý, đun sôi vài phút, lọc lấy nước trong. Nước lọc cho vào ống nghiệm rồi

               cho tiếp xúc với kháng huyết thanh đặc hiệu của trực khuẩn than. Sau 15 phút ở nhiệt độ

               phòng thí nghiệm, nếu có hiện tượng kết tủa là phản ứng dương tính có nghĩa là trong

               bệnh phẩm có trực khuẩn than.
                       - Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.

                       - Kỹ thuật ngưng kết hồng cầu.

                       - Kỹ thuật PCR.

               3.2. Chẩn đoán gián tiếp

                       Có thể xác định tình trạng dị ứng ở bệnh nhân mắc bệnh than bằng cách tiêm vào
               trong da bệnh nhân (hoặc người đã khỏi bệnh) 0,1 ml chất gây dị ứng (allergène), sau 24 -

               48 giờ, xuất hiện một nốt viêm ban đỏ có đường kính khoảng 8 mm, biểu hiện phản ứng

               dương tính.

               4. Nguyên tắc phòng bệnh

               4.1. Phòng bệnh không đặc hiệu

                                                            235
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240