Page 2 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 2
Phần 1
ĐẠI CƢƠNG VI SINH VẬT Y HỌC
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂM CỦA VI
SINH VẬT HỌC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được các khái niệm: vi sinh vật, vi sinh vật y học và đối tượng nghiên cứu
của chúng.
2. Giải thích được vai trò của vi sinh vật với sức khoẻ cộng đồng.
3. Trình bày các đặc điểm của vi sinh vật.
1. Đối tƣợng nghiên cứu và phân môn của vi sinh vật học
Ngoài thế giới động thực vật mà loài người đã biết từ khá lâu, còn có những vi
sinh vật nhỏ bé chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Đó là những sinh vật đơn bào
(protist), bao gồm:vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm (bacteria, protozoa, fungi).
Trước đây vi sinh vật đã được định nghĩa là những sinh vật bé nhỏ chỉ có thể quan sát
bằng kính hiển vi và theo định nghĩa này thì các đơn bào đều thuộc về vi sinh vật. Nhưng
động vật nguyên sinh và nấm là những tế bào có màng nhân (Eucaryote) và được giảng
trong môn ký sinh trùng y hoc.
Vi khuẩn là những đơn bào không có màng nhân (Procaryote) và cùng các virus
cấu trúc nên môn học Vi sinh vật y học.
Môn học nghiên cứu về vi sinh vật và tác dụng của chúng với sự sống, gọi là Vi
sinh vật học, tiếng Anh gọi là Microbiology (theo tiếng Hy lạp mikros là bé nhỏ và bios
là sinh vật).
Vi khuẩn có đầy đủ các dặc điểm của một sinh vật, nhưng virus thì không hoàn
toàn.
2