Page 139 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 139
thuộc vào sự đề kháng của cơ thể và độc lực của vi khuẩn. Nhiễm tụ cầu ngoài da thường
gặp ở trẻ em và người suy giảm miễn dịch. Hậu bối và đinh râu có thể gây nên các biến
chứng nguy hiểm.
2.2. Nhiễm khuẩn huyết
Tụ cầu vàng là vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết nhất. Do chúng gây nên
nhiều loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn ngoài da, từ đấy vi khuẩn xâm nhập
vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết. Đây là một nhiễm trùng rất nặng. Từ nhiễm khuẩn
huyết, tụ cầu vàng đi tới các cơ quan khác nhau và gây nên các ổ áp xe (gan, phổi, não,
tuỷ xương...) hoặc viêm nội tâm mạc. Có thể gây nên các viêm tắc tĩnh mạch. Một số
nhiễm trùng khu trú này trở thành viêm mạn tính như viêm xương...
2.3. Viêm phổi
Viêm phổi do tụ cầu vàng ít gặp. Nó chỉ xảy ra sau viêm đường hô hấp do virus
(như cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết. Tuy vậy cũng có viêm phổi tiên phát do tụ cầu
vàng, ở trẻ em hoặc những người suy yếu. Tỷ lệ tử vong của bệnh này khá cao, vì thế nó
được coi là bệnh nặng.
2.4. Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp
Ngộ độc thức ăn tụ cầu có thể do ăn uống phải độc tố ruột của tụ cầu, hoặc do tụ
cầu vàng vốn cư trú ở đường ruột chiếm ưu thế về số lượng. Nguyên nhân là sau một thời
gian dài bệnh nhân dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, dẫn đến các vi khuẩn chí bình
thường của đường ruột nhạy cảm kháng sinh bị tiêu diệt và tạo điều kiện thuận lợi cho tụ
cầu vàng (kháng kháng sinh) tăng trưởng về số lượng.
Triệu chứng của ngộ độc thức ăn do tụ cầu thường rất cấp tính. Sau khi ăn phải
thức ăn nhiễm độc tố tụ cầu từ 2 đến 8 giờ, bệnh nhân nôn và đi ngoài dữ dội, phân lẫn
nước, càng về sau phân và chất nôn chủ yếu là nước. Do mất nhiều nước và điện giải có
thể dẫn tới shock. Ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc thức ăn rất
thường gặp ở Việt Nam.
2.5. Nhiễm khuẩn bệnh viện do tụ cầu: rất thường gặp, nhất là đối với nhiễm trùng vết
mổ, vết bỏng... từ đó dẫn tới nhiễm khuẩn huyết. Các chủng tụ cầu này có khả năng
139