Page 140 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 140
kháng kháng sinh rất mạnh và phải dùng tới vancomycin. Tỷ lệ tử vong của bệnh này rất
cao.
2.6. Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc (Toxic shock syndrome toxin - TSST)
Độc tố gây shock nhiễm độc thường gặp ở những phụ nữ có kinh dùng bông băng dày
bẩn hoặc những người bị nhiễm trùng vết thương. Độc tố này khó phân biệt với
enterotoxin F của tụ cầu vàng. TSST kích thích giải phóng TNF (Tumor necrosis factor,
yếu tố hoại tử u) và các interleukin I, II. Cơ chế gây shock của nó tương tự như của nội
độc tố.
3.Chẩn đoán vi sinh
Phân lập xác định tụ cầu là việc cần thực hiện và không mấy khó khăn.
Bệnh phẩm là máu, mủ, phân… tuỳ theo loại bệnh của tụ cầu.
Thạch máu là môi trường thích hợp để phân lập. Tụ cầu phát triển rất tốt trên môi
trường này. Có thể sử dụng môi trường lựa chọn chứa 7,5% NaCl, đường mannitol và có
thể có cả kháng sinh chống vi khuẩn Gram âm, khi bệnh phẩm có nhiều loại vi khuẩn.
Sau đó xác định các tính chất:
- Khuẩn lạc S và màu vàng nhẹ.
- Cầu khuẩn Gram dương, đứng thành hình chùm nho.
- Coagulase dương tính.
- Mannitol dương tính.
- Kháng novobiocin.
- Phosphatase dương tính.
- Catalase dương tính.
4. nguyên tắc Phòng bệnh
Phòng bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu chủ yếu là vệ sinh môi trường, quần áo và thân
thể vì tụ cầu có rất nhiều ở những nơi này. Đặc biệt là vệ sinh môi trường bệnh viện để
chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
5. nguyên tắc điều trị
Kháng sinh trị liệu là biện pháp chủ yếu. Vấn đề khó khăn là tụ cầu rất kháng
thuốc, nên cần phải làm kháng sinh đồ để chọn lọc thuốc thích hợp (xem mục 1.4.). Dùng
140