Page 64 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 64
Escherichia coli ATCC 25922
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853
2.2. Kỹ thuật kháng sinh pha loãng (dilution method)
- Nguyên lý:
Kháng sinh được hòa đều vào môi trường nên tại bất kỳ điểm nào, nồng độ
kháng sinh cũng như nhau. Kháng sinh được pha loãng thành nhiều nồng độ khác
nhau (thường là pha loãng theo cấp số nhân của 2, ví dụ: 2, 4, 8, 16, 32, 64...). Sau đó
cấy vi khuẩn cần được thử nghiệm, một lượng như nhau cho mỗi nồng độ kháng sinh.
Có thể dùng môi trường Mueller - Hinton (broth dilution test) hay đặc (agar
diluion test) trong kỹ thuật này.
Nếu trong môi trường có kháng sinh, vi khuẩn vẫn phát triển thành khuẩn lạc
(trên môi trường đặc) hay làm đục môi trường (lỏng) thì chứng tỏ chúng đề kháng với
nồng độ kháng sinh đó.
- Mục đích:
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC = minimal inhibition concentration) của
mỗi kháng sinh đối với vi khuẩn, để biết liều lượng thích hợp cần dùng cho điều trị.
- Tiến hành:
+ Pha loãng kháng sinh giảm dần theo bậc 2 vào môi trường, nồng độ đầu tiên là
đặc nhất, ví dụ 128 g/ml, tiếp theo là 64 g/ml... và nồng độ thứ 9 là 0,5 g/ml.
6
+ Cấy một lượng vi khuẩn như nhau (10 vi khuẩn/ml).
o
+ ủ ấm 37 C, qua đêm.
- Đọc và đánh giá kết quả:
Phát hiện sự phát triển của vi khuẩn, tìm ra nồng độ kháng sinh thấp nhất ức chế
> 95% vi khuẩn phát triển, thì đó là MIC.
Liều lượng dùng trong điều trị phải đạt cao hơn MIC (đã xác định in vitro).
2. Tiến hành kỹ thuật
Điểm Điểm
TT Nội dung
chuẩn đạt
1 Chuẩn bị đủ dụng cụ và hóa chất cần thiết 1,0
o
2 Đặt đĩa thạch vào tủ ấm 37 C/15 phút cho khô mặt thạch 0,5
64