Page 73 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 73
Bài 5
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG KHUỶU VÀ CANG ta y
MỤC TIÊU
1. Mô tả khái quát hình thể các xương của cẳng tay và cấu trúc khớp khuỷu.
2. Kể đúng và đủ tên các cơ chủ vận của mỗi động tác.
3. Nói đúng nguyên ủy, bám tận, dây thần kinh chi phối của các cơ chủ vận ở mỗi
động tác.
4. Mô tả chức năng của các cơ chủ vận trong mỗi động tác.
I. XƯƠNG
Cẳng tay có hai xương ống, đó là xương trụ và xương quay. Khi cẳng tay để
ngửa thì hai xương này nằm song song; khi cẳng tay đê sấp thì xương quay bắt
chéo xương trụ. Khoảng giữa hai xương có màng gian cốt nốì liền.
1. Xương trụ (ulna)
Thân xương trụ hình lăng trụ tam giác. Đầu trên hay đầu gần của xương
phình to, phía trưóc có khuyết ròng rọc (trochlear notch) để tiếp khớp với xương
cánh tay. ở bò ngoài của đầu trên có khuyết quay (radial notch) để tiếp khớp vôi
chỏm xương quay. Khuyết ròng rọc giới hạn ỏ phía trước bởi mỏm vẹt (coronoid
process) và phía sau bởi mỏm khuỷu (olecranon). Phía dưỏi mỏm vẹt có lồi củ
xương trụ (ulna tuberosity) có cơ cánh tay bám vào.
Đầu dưổi hay đầu xa của xương trụ có một chỗ phình gọi là chỏm xương trụ
(ulna caput). Mặt bên của chỏm vê' phía xương quay tạo thành diện khớp để tiếp
khớp với xương quay. Từ bờ sau của chỏm tách ra mỏm trâm xương trụ (ulna
styloid process). Mặt dưói của chỏm có diện khớp để tiếp khớp với sụn tam giác.
Chỏm xương trụ lồi ra rõ rệt dưới da, đặc biệt là phía sau hơi chếch vào trong
(hình 5.1).
2. Xương q u ay (rad iu s)
Ngược vối xương trụ, xương quay không phình to ở đầu trên mà phình to ỏ đầu
dưới. Đầu trên có chỏm xương (radial caput) quay hướng về phía xương cánh tay.
Mặt trên của chỏm có một hõm để tiếp khớp vâi lồi chỏm của xương cánh tay. Bờ
71