Page 163 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 163

suture)  giữa các  xương  đỉnh  và  xương chẩm.  Liên  kết  giữa  phần  trai  xương  thái
             dương với xương đỉnh là một ngoại lệ. Nó được cấu tạo do xương này dè  lên xương
             kia họp thành đường khớp vảy (squamous suture).
                ở   trẻ  mới  đẻ,  ỏ  vùng vòm  sọ có những lớp tổ chức  liên  kết  lốn  nàm  giữa các
            xương  riêng  biệt  tạo  thành  một  số điểm  giãn  rộng  giữa  các  xương  gọi  là  thóp
             (fontanelle). Thóp trước hay bregma nằm giữa xương trán và hai xương đình và có
             hình tứ giác.  Thóp  sau  hình  tam  giác  gọi là lambda  nằm  giữa  các xương dỉnh và
             xương chẩm.
             2.  Sọ m ặ t (facial c ra n iu m )
                Các xương của sọ mặt tạo thành khuôn mặt. Nó gồm có mười bốn xương, trong
             đó  có  sáu  đôi  xương  là xương hàm trên  (maxilla),  xương gò  má  (zygomatic  bone),
            xương khẩu  cái  (palatine  bone),  xương sống  mủi  (nasal  bone),  xương lệ  (lacrimal
             bone), xương xoăn mủi dưới (inferior nasal concha), hai xương đơn là xương lá mía
             (vomer) và xương hàm dưới (mandible).
                Các xương sọ mặt liên kết nhau để hình thành nên hốc mắt, hốc mũi và hốc miệng.

             II.  CÁC Cơ NÉT MẶT
                Nét  mặt là  một  phần  của  điệu  bộ,  tức  là  tập  hợp  tất  cả  những  động  tác  của
             thân thể dùng để biểu hiện những cảm xúc, các ý nghĩ khác nhau.  Như vậy, tất cả
             các  cớ  đều  có  thế  tham  gia  vào  các  động  tác  thê  hiện  điệu  bộ.  Nhưng  có  cả  một
             nhóm cơ đặc biệt có khả năng biểu hiện các cảm xúc này hay cảm xúc khác. Thuộc
             vào các cơ này có các cơ bám tận vào da của  mặt và  đa  số nằm  trực  tiếp dưỏi da.
             Một sô thì có nguyên  ủy bám vào xương và bám  tận  ỏ  da,  một sô' khác  hoàn toàn
             nằm trong các tô chức mềm ở mặt. Chức năng chính của các cơ nét mặt là khép và
             mở các lỗ ỏ mặt.  Các cơ bám da ỏ mặt đều do dây thần kinh mặt  (facial  nerve) chi
             phối vận  động.  Khi  dây  thần  kinh  này bị  tổn  thương thì  sẽ  gây  liệt  mặt  vói hậu
             quả là mặt bị lệch, không còn đối xứng.

             1.  Cơ b ám  d a  ở m ắ t
             1.1.  Cơ trên so (epicranius)
                Cơ trên sọ có hai bụng cơ là bụng trán (frontal belly) và bụng chẩm  (occipital
             belly) nối liền với nhau bởi cân trên sọ.  Bụng trán khi co kéo da cung mày lên tạo
             nên các nếp nhăn ngang ở trán.  Khi cơ co mạnh,  các nếp nhăn nhiều hơn và cong
             theo cung mày và vẻ mặt từ bình tĩnh chuyển sang kinh ngạc hay sợ hãi.
             1.2.  Cơ vòng m at (orbicularis oculi)
                Cơ nằm vòng quanh ổ mắt gồm có hai phần: phần mi và phần ổ mắt.
                Phần  mi  (palpebral  part)  khi  co  sẽ  làm  nhám  mắt.  Nếu  có  cơ  tam  giác  môi
             cùng co thì mặt có biểu hiện nét khinh bỉ.

             162
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168