Page 60 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 60

về vị trí và hình dạng.

            1.2.5.3. Đại tràng xuống

                - Đoạn này ít thay đổi hình dáng ở các lần chụp khác nhau.


                - Khẩu kính bé hơn đoạn đại tràng ngang và đại tràng lên.

                - Phần dưới có khẩu kính bé hơn phần trên.

                - Đoạn này ở người bình thường có các ngấn ngang đều đặn.

                - Điểm tiếp nối với quai xích ma ở vùng giữa hố chậu trái thường có một
            vòng nhỏ đầy hơi. Nhiều khi co hẹp lại rất dễ nhầm với các tổn thương thực thể.


            1.2.5.4. Đại tràng góc lách

                - Đây là phần cố định của đại tràng.

                - Vị trí cao hay thấp tùy thuộc vào dây chằng hoành đại tràng.

                -  Nếu  đại  tràng  góc  lách  ở  vị  trí  thấp, phần  đại  tràng  ngang  và  đại  tràng

            xuống kế tiếp với đại tràng góc lách nằm sát nhau như hai nòng sung.

            1.2.5.5. Đại tràng ngang

                - Dài hay ngắn tùy theo từng người, nếu dài sẽ làm đại tràng ngang sa võng
            xuống


                - Đoạn này di động nhiều

                - Có các ngấn ngang đều đặn

                - Ở người già yếu dù cho đoạn này không dài nhưng nó cũng võng xuống.

            1.2.5.6. Đại tràng góc gan

                - Đây cũng là phần đại tràng cố định

                - Phần đại tràng ngang và đại tràng lên kề sát đại tràng góc gan có thể sát

            nhau hình nòng sung nhưng ngắn hơn đại tràng góc lách.

            1.2.5.7. Đại tràng lên

                - Từ đại tràng góc gan đến manh tràng

                - Là đoạn rộng nhất của đại tràng

                - Có các ngấn ngang đều đặn


                - Đoạn này ít thay đổi ở các lần chụp khác nhau





            60
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65