Page 13 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 13
2.2.3. Thuốc cản quang
- Thuốc cản quang hay sử dụng nhất là dịch treo Barysulfat hoặc dịch treo
Barysulfat kết hợp với khí trong trường hợp chụp thực quản đối quang kép.
Thuốc được pha vào cốc có ống hút.
- Những trường hợp nghi ngờ thủng thực quản hay chụp kiểm tra ngay sau
mổ phải sử dụng thuốc cản quang tan trong nước.
- Khi nghi ngờ rò thực quản- phế quản phải dùng Ba-rít hoặc tốt nhất chất
cản quang tan trong nước không ion với độ thẩm thấu thấp.
- Đối với trẻ em thường dùng Lipiodol.
- Đối với trẻ sơ sinh nên chụp ở tư thế đứng thẳng và dùng thuốc cản quang
loại tan trong dầu như Lipiodol hoặc hòa tan trong nước như Iode hữu cơ.
3. KỸ THUẬT CHIẾU-CHỤP
Có hai tư thế chụp đứng và chụp nằm, có thể chụp riêng biệt từng tư thế
hoặc chụp phối hợp cả hai tư thế, tùy theo mục đích cần tìm.
3.1. Mục đích
3.1.1. Chụp ở tư thế đứng
- Tìm các tổn thương hẹp, dị vật, bất thường giải phẫu và ung thư thực quản,
nhất là đoạn dưới cơ hoành và tâm vị (thực quản đoạn 1/3 dưới).
- Ngoài ra còn để tìm trường hợp nghi ngờ co thắt tâm vị.
3.1.2. Chụp ở tư thế nằm
Để tránh trọng lực làm cho thuốc cản quang qua lòng thực quản nhanh
nên cho bệnh nhân nằm.
- Tư thế này thuận tiện cho việc thăm khám thực quản đoạn 1/3 trên và 1/3
giữa vì ở tư thế này thuốc cản quang lưu thông chậm hơn so với tư thế
đứng do chỉ có tác động đơn thuần của nhu động thực quản. Thực quản co
bóp tăng lên khi bệnh nhân nuốt ngụm to.
- Tư thế nằm giúp chẩn đoán túi thừa dễ hơn tư thế đứng.
- Thường kết hợp với phương pháp đối quang kép trong chẩn đoán giãn tĩnh
mạch thực quản, tổn thương bề mặt niêm mạc thực quản.
- Tư thế nằm đầu dốc có giá trị đánh giá tổn thương góc His.
13