Page 102 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 102
- Khi bàng quang vơi nước tiểu (khoảng 50% nước tiểu) gờ liên niệu quản
có thể nhìn thấy dưới dạng một hình ấn sáng nằm ngang cổ bàng quang, ở phía
dưới bàng quang trên đường giữa, tạo thành hình tam giác rất đậm có đỉnh
hướng về phía dưới.
- Ở tư thế nằm ngửa: thuốc cản quang dồn lên cao và ra sau gờ liên niệu
quản tạo thành hình cản quang ở vùng trên và mặt sau bàng quang, vùng này gọi
là hố sau niệu quản.
- Ở tư thế nằm sấp: vùng đáy bàng quang rất đậm do có sự thay đổi và
lắng đọng thuốc cản quang.
- Lòng bàng quang khi đó có hình cầu, đôi khi hơi bị biến dạng do đè ép
của trực tràng, đại tràng hay tử cung.
- Sau khi đi tiểu: còn một lương rất ít nước tiểu tồn dư nằm trong bàng
quang, lúc này bờ bàng quang thường không đều do các nếp niêm mạc bàng
quang tạo thành, khối lượng nước tiểu tồn dư có thể tính toán được trên phim
chụp bàng quang tư thế trước sau.
Hình 3.4: Hình bàng quang căng Hình 3.5: Hình bàng quang xẹp
1.2.4. Niệu đạo
Niệu đạo bắt đầu từ cổ bàng quang, bao gồm:
- Niệu đạo tiền liệt tuyến: dài từ 2-4 cm, hơi cong lõm về phía trước. phía sau
có thể thấy ụ núi dưới dạng một hình khuyết.
- Niệu đạo màng: là đoạn hẹp nhất, chui qua cân cơ đáy chậu
- Niệu đạo trước gồm niệu đạo hành có hình thoi, niệu đạo đoạn chậu, niệu
đao dương vật có hình ống.
Trong trường hợp viêm niệu đạo, các tuyến cạnh niệu đạo có thể nhìn thấy
dưới dạng các hình lồi cản quang dính vào niệu đạo
102