Page 101 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 101
Niệu quản là ống cơ dài 25-35 cm nằm sau phúc mạc nối liền thận với
bàng quang. Đoạn bụng niệu quản bắt đầu từ bờ dưới của bể thận, đi xuống dọc
theo bờ trước của cơ thắt lưng chậu, hình lồi ra trước và vào trong. Từ đây tiếp
đến là đoạn chậu nối với bàng quang tạo nên hình cong lồi ra sau và ra ngoài. Từ
nguyên ủy của niệu quản người ta có thể phân biệt được chỗ nối bể thận- niệu
quản, đoạn phễu và đoạn eo của niệu quản, 3 thành phần này không phải lúc nào
cũng thấy trên phim.
Trong kiểu bể thận hình bóng, 3 thành phần này nhập lại thành một
Trong chụp UIV lòng niệu quản luôn thay đổi kích thước do nhu động,
đôi khi một số đoạn chỉ nhìn thấy tùy từng thời điểm.
Niệu quản có 3 chỗ hẹp sinh lý:
- Eo trên nằm ở vị trí từ dưới bể thận
- Eo giữa ở vị trí chỗ giao nhau với động mạch chậu gốc
- Eo dưới ở vị trí trong thành bàng quang
Ba vị trí hẹp này là vị trí hay lưu giữ sỏi niệu quản. Những đè ép niệu quản do
nguyên nhân mạch máu đôi khi cũng gặp ở vùng dưới bể thận do động mach cực
phụ. Ở vùng 2/3 trên niệu quản bụng có vị trí giao nhau với các mạch máu tử
cung, buồng trứng.
1.2.3. Bàng quang
Bàng quang là một túi cơ rỗng, bình thường có khả năng chứa 400-500 ml
nước tiểu, nằm trên cơ đáy chậu, trên tiền liệt tuyến, sau khớp mu, phía trước
trực tràng âm đạo.
Phía trên nó được bao bọc bởi tổ chức liên kết cạnh bàng quang, trong đó
có hệ thống mạch máu và chuỗi hạch.
Phần đáy thành bàng quang được lá thành của phúc mạc che phủ.
Tổ chức mỡ bọc bàng quang có thể nhìn thấy dưới dạng một đường đậm,
nhờ đường này người ta có thể xác định được độ dày của thành bàng quang.
Hai lỗ niệu quản ở trong lòng bàng quang cách đường giữa khoảng 1,3 cm.
Tam giác bàng quang được tạo bởi ba điểm, đó là: hai lỗ niệu quản trong
thành bàng quang ở phía trên sau và lỗ niệu đạo bàng quang ở phía dưới trước.
Dải đậm do phì đại cơ bàng quang tạo thành hình gồ lên giữa hai lỗ niệu
quản gọi là gờ liên niệu quản.
Hình ảnh của bàng quang thay đổi tùy thuộc vào tư thế bệnh nhân:
101