Page 1 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 1

Chương 1

                     THUỐC CẢN QUANG -TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ


                                                      (Thời gian: 4 tiết)

                  MỤC TIÊU HỌC TẬP

                        1.  Trình bày được các loại thuốc cản quang.

                        2.  Trình bày được cấu tạo thuốc cản quang có Ion và không Ion.


                        3.  Nêu được sinh lý thải trừ thuốc cản quang.

                        4.  Nêu được cách dự phòng và xử lý dị ứng thuốc cản quang.

                  1. ĐẠI CƯƠNG

                       Cùng với những tiến bộ không ngừng của ngành chẩn đoán hình ảnh, thuốc

                  cản quang ngày càng được sử dụng rộng rãi nhất là loại tiêm mạch máu. Do đặc
                  điểm của thuốc, hiệu quả hình ảnh cùng với các tác dụng không mong muốn

                  luôn luôn được quan tâm nghiên cứu nhằm đạt kết quả tốt nhất trong chẩn đoán
                  và điều trị.

                       Năm 1895 tia X được tìm ra nhưng mãi tới năm 1922 tình cờ người ta mới
                  phát hiện ra khả năng cản quang hệ tiết niệu của một số muối có chứa Iodee khi

                  điều trị bệnh nhân mắc bệnh giang mai bằng đường tĩnh mạch.

                       Năm 1929 Swick thấy rằng có thể làm UIV nhờ một chất đơn Iodee và tác
                  giả Vonlichtenberg đã thực hiện xét nghiệm này tại Berlin.


                       Năm 1952 xuất hiện loại thuốc có chứa 3 nguyên tử Iodee tan trong nước,
                  với loại này có thể tiêm đường mạch máu ngay cả với liều cao, thậm chí ở bệnh
                  nhân có suy thận. Nhờ loại này mà kỹ thuật thăm dò mạch máu bằng phương

                  pháp Seldinger phát triển các loại thuốc thường dùng là.

                        −  Radioselectan.

                        −  Urographine.
                        −  Gas trographine.

                        −  Telebrix.

                       Các loại này có cấu trúc acid Ion hoá, do đó có độ thẩm thấu cao (gấp 6 lần

                  huyết tương) dễ gây nhiễm độc thần kinh. Chính vì lẽ đó người ta muốn tìm
                  kiếm loại thuốc có độ thẩm thấu thấp.





                                                                                                            1
   1   2   3   4   5   6