Page 2 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 2
Các nhà nghiên cứu vùng bán đảo Scandinave đã đi theo hướng tìm loại
thuốc có phân tử không Ion hoá. Các nhà nghiên cứu Pháp đi theo hướng tìm
các thuốc trùng hợp Ion hoá.
Ngày nay người ta chưa tìm được loại thuốc nào có độ thẩm thấu tương tự
như huyết tương, mà chỉ tìm ra loại thuốc có độ thẩm thấu cao hơn huyết tương
từ 2 - 3 lần. Người ta coi đó là thuốc cản quang có độ thẩm thấu thấp (Low
osmolos contrast media - LOCM). Các loại thuốc trước đây gọi là thuốc cản
quang có độ thẩm thấu cao (High osmolos contrast media - HOCM).
Năm 1973 người ta tìm ra thuốc cản quang có chứa ba nguyên tử Iodee
không Ion hoá - Amnipaque, loại này có thể tiêm vào khoang dịch não tủy được
nhưng hình ảnh không ổn định khi bị pha loãng. Với Iopamidol (Iopamiron)
không Ion hoá cho hình ảnh ổn định khi pha loãng trong dịch não tủy trong họ
này gồm có:
− Omnipaque (Iohexol).
− Ioversol (optiray).
− Iopromide (Ultravist).
Năm 1976 xuất hiện Hexabrix, là loại trùng hợp không Ion hoá, loại này có
độ thẩm thấu tốt cho thăm dò mạch máu nhưng ít dùng cho chụp UIV vì đắt. Vì
vậy không dùng trong thăm dò dịch não tủy.
Các thuốc cản quang hiện nay thường dùng là:
− Ba-rít: thường dùng trong chẩn đoán đường tiêu hoá (thực quản, dạ
dày, ruột… ).
Đôi khi được pha loãng dùng trong chụp cắt lớp vi tính (ít dùng)
− Khí: Thường dùng phối hợp tạo đối quang ví dụ: dạ dày, ruột, hiện nay
ít dùng.
− Nước: dùng trong chụp cắt lớp vi tính, trong thăm dò ống tiêu hoá.
− Thuốc cản quang có chứa Ion tan trong dầu như Lipiodol thường dùng
trong thăm dò các lỗ dò, ổ áp xe, thăm dò đường mật qua dẫn lưu
Kerh.
− Thuốc đối quang từ dùng trong chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
− Thuốc cản quang có chứa Ion tan trong nước (tiêm mạch máu) được
dùng thông dụng nhất trong các thăm dò bộ máy tiết niệu (niệu đồ tĩnh
2