Page 31 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 31
BÀI 4
GHI HÌNH BẰNG MÁY PET-PET/CT
Thời gian: 3 giờ lý thuyết
I. Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Phân tích được nguyên lý ghi hình cắt lớp bằng Positron.
2. Trình bày được cấu tạo của máy PET-PET/CT.
3. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định trong ghi hình PET/CT.
4. Nêu được các ứng dụng của phương pháp ghi hình bằng PET-PET/CT.
II. Nội dung của bài
Lịch sử
Nguyên lý của phương pháp cắt lớp phát và truyền xạ được David Kuhl và
Roy Edwards nêu ra từ những năm cuối 1950s. Trong những năm 1970s, Tatsuo
Ido ở Labo Brookhaven National là người đầu tiên mô tả và tổng hợp được 18F –
FDG (phân tử mang đồng vị phóng xạ thường hay được sử dụng nhất trong PET).
Hợp chất này được Abass Alavi sử dụng lần đầu tiên trên hai người tình nguyện
vào tháng 8 năm 1976 tại trường Đại học tổng hợp Pennsylvania. Hình ảnh não
thu được bằng phương pháp chụp cắt lớp nguyên tử thông thường (non – PET)
biểu diễn nồng độ FDG trong tổ chức não. Sau đó chất này được trọng dụng trong
positron tomographie scanners đầy sáng tạo, nhường chỗ cho những phương pháp
hiện đại.
1. Nguyên lý ghi hình cắt lớp bằng Positron
1.1. Khái niệm về chụp cắt lớp bằng Positron
PET (Positron Emission Tomography) hay chụp xạ hình cắt lớp Positron là
một kỹ thuật hình ảnh y tế 3 chiều (3-D ) bằng sự kết hợp của những kỹ thuật tái
tạo hình ảnh tiết diện cắt ngang (chẳng hạn những kỹ thuật được sử dụng trong
quét CT) với những dược chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh. Đặc trưng kỹ thuật
hình ảnh trùng phùng của PET là việc sử dụng các chất đánh dấu phát xạ
positron.
Đặc điểm chung của các kỹ thuật y học hạt nhân là sử dụng các chất đồng vị
phóng xạ thích hợp (isotope) có hoặc không gắn với các chất mang (tracer), các
chất này sẽ tập trung đặc hiệu tại các cơ quan cần khảo sát, việc ghi hình dựa trên
việc đo độ tập trung hoạt độ phóng xạ tại các cơ quan đó qua hệ thống đầu dò đặt
bên ngoài cơ thể.
PET/CT là kỹ thuật chụp hình kết hợp của PET và CT. Đây là kỹ thuật
chụp hình sử dụng các thuốc phóng xạ, cho phép khai thác tối ưu các lợi thế của
PET là xác định hoạt tính của tổ chức kết hợp với các thông tin xác định vị trí,
biến đổi cấu trúc của tổn thương trên hình ảnh CT.
1.2. Nguyên lý ghi hình bằng Positron
Một Positron phát ra từ hạt nhân nguyên tử tồn tại rất ngắn, chỉ đi được một
quãng đường cực ngắn rồi kết hợp với một điện tử tự do tích điện âm trong mô và
ở vào một trạng thái kích thích gọi là positronium. Positronium tồn tại rất ngắn và
gần như ngay lập tức chuyển hoá thành 2 photon có năng lượng 511 keV phát ra
theo 2 chiều ngược nhau trên cùng một trục với điểm xuất phát. Người ta gọi đó
là hiện tượng huỷ hạt (annihilation). Nếu đặt 2 detector đối diện nguồn phát
31