Page 26 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 26

2. Ghi hình bằng máy SPECT
                       SPECT chính là phương thức tạo ảnh cao hơn so với Gamma  - Camera.
               SPECT là chu trình chẩn đoán hình ảnh bằng y học hạt nhân, cho phép hiển thị
               hình ảnh trong không gian 3 chiều chức năng các bộ phận, chuyển hoá tế bào và
               các thông số chức năng khác trong cơ thể thông qua việc sử dụng một lượng nhỏ
               các chất phóng xạ khác nhau. Phương pháp này giúp phát hiện các thay đổi về
               bệnh học ở cấp độ phân tử trước khi hình thành nên sự thay đổi trong cấu trúc
               giải phẫu.
               2.1. Khái niệm chụp cắt lớp đơn photon
                     Single photon emission computed tomography (SPECT)  – là một kỹ thuật
               trong y học hạt nhân, sử dụng các dược phẩm phóng xạ phát photon, các đầu dò
               quay (một hoặc nhiều đầu) ghi nhận được từng photon riêng biệt và một máy
               chụp cắt lớp để tạo ảnh của các lớp cắt cơ thể trên các bình diện khác nhau. Các
               hình ảnh SPECT không phải là hình ảnh giải phẫu mà là hình ảnh phản ánh hoạt
               động chức năng của cơ quan sát thực hơn là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
               chỉ phản ảnh về hình thái khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, tạo ảnh cộng
               hưởng từ. Thông qua hình ảnh SPECT có thể đánh giá được lượng máu đi đến
               các mô và cơ quan, từ đó thu được thông tin về những sự bất thường của vùng cơ
               quan đó.
               2.2. Nguyên lý cấu tạo và ghi hình của máy SPECT
               2.2.1. Nguyên lý ghi hình
                     Kỹ thuật SPECT phát triển trên cơ sở CT- Scanner. Nhưng trong SPECT
               không có chùm tia X nữa mà là các photon gamma của các ĐVPX đã được đưa
               vào cơ thể bệnh nhân dưới dạng các DCPX để đánh dấu đối tượng cần ghi hình.
               Trong SPECT các tín hiệu cũng được ghi nhận như trong đầu dò của Gamma
               Camera  và  đầu  dò  các  kỹ  thuật  YHHN  thông  thường  khác,  nhưng  trong
               SPECT đầu dò được quay xoắn với góc nhìn từ 180° đến 360° (1/2 hay toàn vòng
               tròn cơ thể), được chia theo từng bậc ứng với từng góc nhỏ (thông thường khoảng
               3°). Tuy mật độ chùm photon được phát ra khá lớn, nhưng đầu dò chỉ ghi nhận
               được từng photon riêng biệt nên được gọi là chụp cắt lớp đơn photon. Tia photon
               trước khi đến được đầu dò bị các mô tạng của cơ thể nằm trên đường đi hấp thụ.
               Do vậy năng lượng của chúng bị suy giảm tuyến tính. Công thức chung về định
               luật hấp thụ được biểu diễn:
                             -μx
                     I = I 0 e , với µ là hệ số hấp thụ, có giá trị phụ thuộc vào năng luợng chùm
               tia và bản chất, mật độ lớp vật chất hấp thụ.
                     Từ định luật hấp thụ năng lượng photon ta thấy sự hấp thụ làm cho cường độ
               chùm tia giảm dần và có thể tính ra hệ số suy giảm đó (attenuation coefficient)
               của chùm tia. Giá trị đó ngược với giá trị truyền qua. Gọi T là độ truyền qua thì
               I/I 0 = T. Từ công thức của định luật hấp thụ ta tính được là T=e . Giá  trị T có
                                                                                         -μx
               thể biết được bởi vì ứng với một cấu trúc vật chất nhất định (mô, tạng) có độ dầy
               x nào đó sẽ có một giá trị μ xác định. Nếu hiệu chỉnh được độ suy giảm sẽ có
               được giá trị thật cường độ chùm tia truyền qua hoặc hấp thụ. Nếu không hiệu
               chỉnh được hệ số suy giảm thì số liệu thu được từ một góc nhìn sẽ là tổng cộng số
               liệu của tất cả các đơn vị thể tích nằm trên đường đi của tia.
                     Cho máy quét trên cơ thể hoặc bệnh nhân quay thì góc quay và góc nhìn của
               chùm tia quyết định hướng, mật độ chùm tia đến đầu dò và giá trị hấp thụ của nó.


                                                            26
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31