Page 32 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 32

positron và dùng mạch trùng phùng (coincidence) thì có thể ghi nhận 2 photon
               đồng thời đó (hình 1.16). Do vậy các đầu đếm nhấp nháy có thể xác định vị trí
               phát ra positron (cũng tức là của các photon đó). Vị trí đó phải nằm trên đường
               nối liền 2 detector đã ghi nhận chúng. Người ta gọi đó là  đường trùng phùng
               (coincidence line).
                     Vòng detector  trong máy PET được lắp đặt rất  nhiều cặp detector để ghi
               nhận đồng thời nhiều cặp photon tạo ra từ bất kỳ vị trí nào trên đối tượng cần
               chụp hình. Mỗi cặp được ghi nhận và một mẫu dữ liệu thô được mã hóa, truyền
               về máy tính và được xử lý bởi những thuật toán chuyên dụng và cuối cùng cho ra
               kết quả là những hình ảnh của cơ quan cần khảo sát. Kể từ khi được ứng dụng
               trong lâm sàng năm 1998, các hệ thống PET được cải tiến không ngừng về công
               nghệ nhằm đạt được độ nhạy cao, tăng độ phân giải, giảm thời gian ghi hình.
                     Trong cùng một thời điểm máy có thể ghi nhận được hàng triệu dữ liệu như
               vậy, tạo nên hình ảnh phân bố hoạt độ phóng xạ trong không gian của đối tượng
               đã đánh dấu phóng xạ trước đó (thu thập dữ liệu và tái tạo hình ảnh) theo nguyên
               lí như trong SPECT. Sự tái tạo các hình ảnh này được hoàn thành bởi việc chọn
               một mặt phẳng nhất định (độ sâu quan tâm trong mô, tạng). Vì vậy được gọi là
               chụp cắt lớp bằng Positron (Positron Emission Tomography: PET). Nguyên lí và
               kỹ thuật giống như trong SPECT nhưng các photon của các ĐVPX trong SPECT
               không đơn năng mà trải dài theo phổ năng luợng của nó, còn trong PET là các
               photon phát ra từ hiện tượng huỷ hạt của positron và electron,  đơn năng (511
               keV).





























                           Hình 1.16: Sơ đồ ghi hình Positron bằng cặp đầu đếm trùng phùng
                                                    với các tia  511 keV.
                     Điểm  đặc  biệt  đối  với  việc  ghi  hình  bằng  máy  PET  là  phải  sử  dụng  các
               ĐVPX phát positron. Tuy nhiên các ĐVPX này có thời gian bán rã ngắn nên bên
               cạnh máy PET phải có Cyclotron để sản xuất ĐVPX. Điều đó gây thêm khó khăn

               cho việc phổ cập PET cả về kỹ thuật và tài chính. Vì vậy hiện nay số lượng PET
               trên thế giới không nhiều như SPECT.
                     Cũng giống như các máy SPECT, máy PET cũng vừa có thể tạo ra các lắt
               cắt (slide) hình ảnh như CT, MRI, vừa có thể cho hình ảnh quét (Scan) toàn thân,


                                                            32
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37