Page 140 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 140

những thông tin rất có giá trị với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao, vượt
               trội  hơn  nhiều  so  với  nhiều  kỹ  thuật  chẩn  đoán  khác.  PET/CT  được  chỉ  định
               nhằm: giúp phát hiện ung thư sớm, phân loại giai đoạn ung thư chính xác, phát
               hiện và đánh giá tái phát, di căn cũng như đánh giá hiệu quả của các phương pháp
               điều trị và giúp lập kế hoạch xạ trị với PET/CT mô phỏng.
               -  Khi sử  dụng hình  ảnh  PET/CT  mô  phỏng  để  lập kế hoạch xạ  trị  gia tốc sẽ
               mang lại hiệu quả cao, nhất là khi kết hợp với kỹ thuật xạ trị điều biến liều. Ðây
               là một kỹ thuật cao của điều trị ung thư hiện nay trên thế giới.
               -  Sử  dụng  PET/CT  mô  phỏng,  sẽ  giúp  xác  định  được  thể  tích  đích  sinh  học
               (BTV), là hình ảnh khối u ở mức độ chuyển hóa, mức độ tế bào nghĩa là toàn bộ
               thể tích các tế bào ung thư tăng chuyển hóa gồm cả những vùng chưa thấy biến
               đổi về cấu trúc cũng được phát hiện. Kết quả là  liều bức xạ tập trung cao nhất tại
               khối u, nhưng lại thấp tại tổ chức lành. Các cơ quan quan trọng được bảo vệ tối
               ưu nên hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ của xạ trị. Nâng cao hơn chất lượng
               cuộc sống, kéo dài thời gian sống thêm hoặc tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cho
               người bệnh ung thư.
               -  Khi mô phỏng lập kế hoạch xạ trị bằng PET/CT giúp xác định chính xác rìa
               tổn thương trong những trường hợp ranh giới khó xác định giữa khối u và tổ chức
               chung quanh: các khối u đồng tỷ trọng (ung thư vòm, thanh quản, thực quản),
               giữa u phổi với tổ chức phổi xẹp... đồng thời xác định thể tích khối u thô (GTV),
               giúp cho việc xạ trị chính xác vào tổ chức u và tránh chiếu xạ vào các tổ chức
               lành tính nhằm nâng cao hiệu quả cũng như giảm bớt các tác dụng phụ do tia xạ.
               PET/CT phát hiện các khối u kích có thước nhỏ, phát hiện di căn hạch vùng mà
               trên CT khó phát hiện được.
               -  Việc sử dụng PET/CT mô phỏng để lập kế hoạch xạ trị với máy gia tốc (kỹ
               thuật 3D và IMRT) sẽ cho kết quả xạ trị chính xác, hiệu quả và an toàn ít tác
               dụng phụ hơn so với việc sử dụng CT, MRI mô phỏng.
               -  PET/CT giúp ghi hình tưới máu cơ tim và đánh giá sự sống còn của cơ tim sau
               can thiệp và sau điều trị
               -  Thuốc phóng xạ dùng để chụp PET/CT có thời gian phân rã rất ngắn (nhiều
               nhất  là  110  phút)  và  hoạt  độ  phóng  xạ  rất  thấp  nên  chụp  PET/CT  là  an  toàn.
               PET/CT có thể chụp cho cả trẻ em. Phần còn lại của thuốc phóng xạ sẽ được đào
               thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.

               3. Một số ca lâm sàng sử dụng hình ảnh PET/CT mô phỏng xạ trị
                     Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã ra đời nhiều thiết bị hiện đại
               giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán ung thư sớm và chính xác như chụp CT,
               cộng  hưởng  từ…,  trong  đó  có  các  kỹ  thuật  y  học  hạt  nhân  như  SPECT,
               SPECT/CT, PET, PET/CT… đang được sử dụng trong các lĩnh vực: tim mạch,
               thần kinh và đặc biệt là trong ung thư.
                     Kỹ  thuật  PET  (positron  emission  tomography:  ghi  hình  bằng  bức  xạ
               positron) - là kỹ thuật ghi hình theo nguyên tắc chuyển hóa, ở mức độ tế bào,
               mức độ phân tử. So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thì PET có độ
               nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. PET giúp ghi hình được khối u một cách khá đặc
               hiệu với cả thông tin về chuyền hóa và hình ảnh giải phẫu của khối u ở giai đoạn
               rất sớm so với một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Kết hợp máy PET với


                                                           140
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145