Page 33 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang chuẩn đoán
P. 33

1. Trình bày được hình ảnh X quang chung của xẹp phổi.

                          2. Trình bày được hình ảnh X quang của từng thể xẹp phổi.

                     1. ĐẠI CƯƠNG

                            Xẹp phổi là tình trạng phổi không còn không khí do đó nhu mô phổi sẽ
                     rúm lại. Mô phổi bị xẹp chứa nhiều máu, các mao mạch chứa đầy máu và
                     căng lên, do đó có hiện tượng xuất dịch làm phù nề trong các phế bào, như

                     vậy phổi không co lại một cách hoàn toàn. Nếu có phù nề toàn khối, mức độ
                     co rúm phổi sẽ nhẹ hơn do đó không thể phát hiện trên phim X quang thông

                     thường, chỉ khi nào có đè ép tối đa lên phổi như trong tràn khí màng phổi
                     dưới áp lực cao phổi mới rúm lại hoàn toàn.

                     2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

                            Tùy từng nguyên nhân gây xẹp phổi và mức độ xẹp phổi mà có triệu
                     chứng lâm sàng khác nhau:

                            - Xẹp phổi do co thắt phổi hoặc dị vật rơi vào đường thở thường xảy ra
                     đột ngột, do vậy bệnh nhân có triệu chứng chung là: khó thở đột ngột, dữ dội,
                     nếu xẹp cả hai bên phổi bệnh nhân sẽ ngạt thở.

                            - Trường hợp xẹp phổi xảy ra từ từ, bệnh nhân cũng có biểu hiện khó
                     thở xảy ra từ từ.

                     3. TRIỆU CHỨNG X QUANG

                     3.1. Hình ảnh X quang chung
                            - Phổi bị co rúm: biểu hiện bằng một đám mờ, đậm độ đồng đều. Chẩn

                     đoán phân biệt hình ảnh X quang giữa một xẹp phổi, một viêm phổi kẽ mạn
                     tính hoặc một lao phổi cũ co kéo thường rất khó khăn.

                            - Đối với xẹp phổi một phần (xẹp một thuỳ hoặc một hay một số phân
                     thuỳ) cần phải dựa vào các dấu hiệu gián tiếp kèm theo sự tác động của áp lực

                     âm tính của khoang màng phổi đến co hoành, phần phổi còn lành, trung thất,
                     thành ngực. Ta có thể thấy bên xẹp phổi cơ hoành bị kéo lên cao hơn bình

                     thường, phần phổi lành giãn ra gây sáng hơn bình thường, trung thất bị kéo về
                     bên xẹp và một điểm nữa là lồng ngực bên phổi xẹp co hẹp hơn bình thường.

                            - Nếu xẹp phổi với một diện rộng hoặc cả một bên phổi thì sẽ có các
                     hình ảnh sau:

                            + Phổi lành bên kia sẽ giãn rộng ra một cách đáng kể.
                            + Cơ hoành bên  phổi xẹp sẽ bị kéo lên cao một cách rõ ràng.

                            + Tim và trung thất sẽ bị lệch nhiều qua bên xẹp.

                            + Lồng ngực bên phổi xẹp sẽ xẹp xuống, khoảng cách giữa các xương

                                                                                                          33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38