Page 199 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang chuẩn đoán
P. 199
niệu quản phía dưới giãn to. Đó là tam chứng cổ điển (đài giãn, bể thận mất,
niệu quản giãn).
2.2.1.4. Hẹp niệu quản
Trong trường hợp tổn thương đi quá nhanh, các hốc thận ở phía trên ít
bị thay đổi. Ngược lại niệu quản có nhiều chỗ hẹp và giãn. Nếu hẹp nhiều thì
niệu quản phía trên, bể thận và các đài thận đều giãn to (hình thận ứ nước) do
các hốc thận cũng bị ứ căng nên hình gặm đường bờ cũng biến mất đi, khó
phân biệt được thận bị ứ nước do nguyên nhân gì. Chứng thận ứ nước sẽ tiến
triển thành chứng thận ứ mủ với hình cổ điển: Các hốc bờ thận nham nhở,
màu đậm nhạt không đều.
2.2.1.5. Hẹp bàng quang
Khi bàng quang bị thâm nhiễm xơ teo thể tích của nó chỉ còn 20-30ml
(bàng quang bé).
Hình 5.4: Hình bể thận hình quả trám, đài thận và niệu quản giãn
2.2.2. Hình gặm nhấm đường bờ
Hình ổ lao mới phải có đường bờ trơn. Chỉ lúc nào tiến triển mới thấy
hình răng cưa nham nhở ở đường bờ. Có khi chứng ứ mủ bể thận thể hiện
giống hình cây hương lan. Đường bờ của tất cả các đài nham nhở, cộng thêm
hình hẹp của nhiều đài và bể thận, có khi tất cả các hốc đều bị teo lại.
2.2.3. Hình giãn không phải do hẹp
199