Page 46 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 46
hai thận khi sử dụng mặt cắt thích hợp.
- Trong trường hợp đại tràng nhiều hơi thì có thể sử dụng tư thế nằm
nghiêng phải, chếch phải cho siêu âm thận trái, niệu quản trái và nghiêng trái,
chếch trái cho siêu âm thận phải, niệu quản phải.
- Tư thế nằm sấp được dùng khi các tư thế trên mà vẫn không bộc lộ
được thận. Ở tư thế này có thể cắt theo trục dọc và trục ngang dễ dàng nhưng
chất lượng hình ảnh bị giảm đi nhiều do chùm tia siêu âm đi qua khối cơ lưng
quá dày.
- Trong khi siêu âm cần cho bệnh nhân hít vào thở ra sâu để thận có thể
bị đẩy xuống thấp hơn, hạn chế bị vướng bờ sườn hai bên khi thăm khám.
- Riêng siêu âm bàng quang thì tùy theo đường tiếp cận mà có các tư
thế phù hợp:
+ Tiếp cận bàng quang theo đường trên xương mu: tư thế nằm ngửa là
chủ yếu
+ Tiếp cận theo đường âm đạo: cho khách hàng nằm theo tư thế sản
khoa
+ Tiếp cận theo đường niệu đạo: khách hàng nằm ngửa giống như nội
soi bàng quang
+ Tiếp cận theo đường tầng sinh môn: nằm theo tư thế sản khoa
+ Tiếp cận theo đường trực tràng: nằm theo tư thế nghiêng trái, mặt
trước đùi áp sát thành bụng.
3.3. Phương tiện
- Đầu dò: có thể sử dụng đầu dò cong với tần số 3,5 - 5 MHz tùy theo
thể trạng bệnh nhân béo hay gầy, hiện nay các loại máy siêu âm thường có
chức năng đa đầu dò giúp người khám dễ dàng thay đổi tần số khi khám.
Cũng có thể dùng đầu dò tần số cao 7.5 MHz để khảo sát thành trước
bàng quang trong trường hợp thành bụng mỏng ( người gầy).
- Khi tiếp cận bàng quang theo đường âm đạo thì sử dụng đầu dò âm
đạo tần số 6.5 - 7.5 MHz.
- Kỹ thuật siêu âm Doppler giúp đánh giá tình trạng tưới máu trong một
số bệnh lý thận: u thận, chấn thương thận...
46