Page 44 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 44
thận và suy giảm chức năng thận trên siêu âm.
Với các bệnh lý của niệu quản, bàng quang siêu âm cho các thông tin rất
chính xác, có ý nghĩa trong điều trị và theo dõi bệnh.
2. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU THEO SIÊU ÂM
2.1. Thận
Thận là cơ quan nằm sau phúc mạc, phía trước được che phủ bởi các
tạng trong ổ bụng, phía sau che bởi thành bụng sau và thành chậu.
- Thận có hình quả đậu với hai mặt (mặt trước và mặt sau), hai bờ (bờ
trong và bờ ngoài), hai cực (cực trên và cực dưới). Kích thước thận dài 12cm,
rộng 6cm, dầy 3cm.
- Vị trí và trục thận: hai thận nằm ở hai bên cột sống, trục dài thận (trục
0
nối cực trên và cực dưới) lệch một góc 15 so với trục cột sống. Thận hướng
từ sau ra trước khi đi từ cực trên xuống cực dưới. Trục ngắn của thận ra trước
làm cho bờ trong của thận định vị phía trước hơn so với bờ ngoài thận.
- Thận phải: phía trong – trên của cực trên được phủ bởi tuyến thượng
thận phải, mặt trước tiếp xúc với gan phải, phần còn lại tiếp xúc với đại tràng,
tá tràng và ruột non.
- Thận trái: mặt trước trong của cực trên được phủ bởi tuyến thượng thận
trái, bờ ngoài và mặt trước ngoài tiếp xúc với lách, mặt trước tiếp xúc với tụy,
dạ dày, đại tràng xuống và ruột non.
- Mặt sau hai thận tiếp xúc với cơ hoành, cung sườn – hoành trong và
ngoài, mặt trước cơ đái chậu, cơ lưng vuông và cơ cân ngang bụng.
2.2. Niệu quản
Ống niệu quản tiếp nối với bể thận để dẫn lưu nước tiểu xuống bàng
quang nhờ cấu tạo bởi những sợi xoắn ốc và sóng nhu động trên thành niệu
quản.
Niệu quản có chiều dài khoảng 30 cm, khẩu kính khoảng 6 mm, định vị
ở khoang sau phúc mạc. Đoạn 2/3 trên thì niệu quản nằm ngay trên cơ thắt
lưng chậu, ở 1/3 dưới sau khi bắt chéo bó mạch chậu thì niệu quản đi vào
trong tiểu khung để vào bàng quang.
Cấu tạo của niệu quản gồm 3 lớp:
44