Page 17 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 17
- Mặt cắt ngang: thường thực hiện cắt ngang gan trái dưới mũi ức và phần
trên gan tiếp xúc trực tiếp với thành bụng. Mặt cắt này để đo bề dày gan, xác
định bề ngang gan phải, tìm hiểu mối liên quan của gan với dạ dày, tá tràng,
tụy tạng.
A
Hình 3.5: A: Cắt ngang gan trái
thấy dây chằng liềm (mũi tên) là dải
tăng âm nối gữa nhánh cửa trái với
mặt trước của ngang chia gan làm
hai thùy trái và phải. B: Cắt ngang
gan trái thấp hơn thấy dầy chằng
tĩnh mạch (mũi tên dài) giới hạn
phân thùy I hay thùy đuôi (mũi tên
B ngắn) với phân thùy II.
- Mặt cắt dưới sườn: giúp thăm dò gần như toàn bộ nhu mô gan phải và
trái. Đầu tiên, đặt đầu dò sát thành bụng, hướng mặt cắt về phía đầu bệnh
nhân sau đó dựng đầu dò lên dần cho đến vị trí mà mặt phẳng cắt đi qua mặt
dưới gan, đầu dò có thể đặt dưới bờ sườn phải hoặc trái, có thể di chuyển đầu
dò kết hợp với bệnh nhân hít vào sâu hoặc thay đổi tư thế để dễ dàng bộc lộ
gan. Ở mặt cắt này có thể thấy được:
+ 3 hệ thống tĩnh mạch trên gan
+ Mặt cắt đi qua rốn gan, nơi phân chia tĩnh mạch cửa phải và trái
+ Mặt cắt đi qua giường túi mật cho thấy 1 phần túi mật.
17