Page 14 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 14

3. CHUẨN BỊ SIÊU ÂM HỆ TIÊU HÓA

            3.1. Chuẩn bị bệnh nhân

                    Bệnh nhân cần phải nhịn đói trước 6 giờ để đánh giá đúng tình trạng
            sinh lý của gan mật, thường sau khi ăn do hoạt động bài tiết mật nên rất khó

            khảo sát túi mật và lưu lượng qua tĩnh mạch cửa cũng gia tăng sau bữa ăn.
            Những hoạt động nhai, nuốt và nói cũng làm hơi vào dạ dày nhiều làm hạn

            chế siêu âm. Nếu dạ dày đầy hơi, làm hạn chế sự thăm khám thì có thể cho
            bệnh nhân uống nước để tạo cửa sổ siêu âm.

                Trong trường hợp cấp cứu như chấn thương bụng thì có thể tiến hành siêu

            âm ngay, không cần nhịn ăn.

            3.2. Tư thế bệnh nhân

                - Tư thế nằm ngửa là tư thế thông dụng nhất.

                - Ngoài ra, khi thăm khám siêu âm gan, mật tư thế nghiêng trái sau và
            nghiêng trái rất cần thiết nhằm mục đích để gan đổ ra phía trước, gan và túi

            mật hạ thấp xuống dưới bờ sườn giúp cho việc xuyên âm tốt khi đặt đầu dò
            dưới  bờ  sườn.  Đồng  thời,  tư  thế  nghiêng  trái  giúp  cho  việc  khảo  sát  các

            thương tổn của gan sát vòm hoành.

                  - Tư thế chếch phải sau được sử dụng khá thường xuyên khi kết hợp cho
            bệnh  nhân  uống  nhiều  nước  lấp  đầy  lòng  tá  tràng  để  khảo  sát  vùng  bóng

            Valter- nhú tá tràng ở bệnh nhân gầy.

                  - Tư thế nửa nằm, nửa ngồi cũng với mục đích như trên, bệnh nhân có
            thể uống nước tạo sự thuận lợi cho siêu âm vùng đầu tuỵ và ống mật chủ.

                  - Tư thế nằm sấp: giúp phân biệt sỏi túi mật với polyp túi mật.

                   - Riêng siêu âm tụy, tư thế ngồi tỏ ra hữu dụng nhất vì khi đó gan trái sẽ

            phủ phía trước đầu tụy và khí trong dạ dày sẽ di chuyển lên phần đứng của dạ
            dày giúp quan sát được toàn bộ tụy.

            3.3. Phương tiện


                - Đầu dò:

                + Đầu dò thông dụng để thăm dò gan- mật, tụy là đầu dò cong (covex) với
            tần số 3,5MHz và 5 MHz tùy theo độ gầy béo của bệnh nhân, với trẻ em có

            thể sử dụng đầu dò tần số 7,5 MHz. Hiện nay ở một số máy siêu âm đã sử
            dụng kỹ thuật đa tần số đầu dò, người khám có thể thay đổi tần số phát của



                                                                                                  14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19