Page 1 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 1

CHƯƠNG 1

                                           ĐẠI CƯƠNG VỀ SIÊU ÂM

                                                           Số tiết: 02
                     Mục tiêu

                     1. Trình bày được các mặt phẳng giải phẫu và các thuật ngữ mô tả vị trí, liên

                     quan giải phẫu trong không gian.

                     2. Giải thích được qui ước về tư thế bệnh nhân.

                     3. Liệt kê được một số dấu hiệu siêu âm cơ bản.

                     4. Liệt kê các thành phần chính của máy siêu âm, đầu dò siêu âm và nhận biết

                     được các loại đầu dò siêu âm.

                     Nội dung

                     1. ĐẠI CƯƠNG

                     1.1. Bản chất của sóng âm

                            Sự hình thành sóng cơ trong môi trường chất: các môi trường chất đàn

                     hồi (khí lỏng hay rắn) có thể coi như những môi trường liên tục gồm những
                     phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Lúc bình thường mỗi phần tử có một vị trí
                     cân bằng bền. Nếu tác dụng lực lên một phần tử A về vị trí cân bằng nào đó

                     của môi trường thì phần tử này rời khỏi vị trí cân bằng bền. Do tương tác, các
                     phần tử bên cạnh, một mặt kéo phần tử A một mặt cũng chịu lực tác dụng và

                     do đó cũng thực hiện dao động. Hiện tượng tiếp tục xảy ra đối với các phần tử
                     khác của môi trường. Những dao động cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi

                     gọi là sóng cơ.

                            Về bản chất sóng âm là sóng cơ học do đó tuân theo mọi quy luật đối
                     với sóng cơ, có thể tạo ra sóng âm bằng cách tác động một lực cơ học vào môi

                     trường truyền âm. Ví dụ: đánh vào mặt trống: tác động dòng điện làm rung
                     màng loa; tác động làm rung âm thoa, đạn bay trong không khí...

                     1.2. Phân loại sóng âm

                     1.2.1. Theo phương dao động

                        Dựa vào cách truyền sóng, người ta chia sóng cơ ra làm hai loại: sóng dọc

                     và sóng ngang.

                                - Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử của môi




                                                                                                            1
   1   2   3   4   5   6