Page 95 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 95

Hình 5. Mối liên hệ giữa thời gian T1 (hình trái), T2 (hình phải) với mức độ từ hoá và
                                            cường độ tín hiệu trên phim chụp.
                          Sau  khi  tắt  sóng  radio,  các  tín  hiệu  dòng  điện  thu  được  cũng  giảm  dần  về
               không. Định vị các tín hiệu này dựa vào tình trạng chênh lệch từ lực dọc theo khung
               máy. Độ dày của các bước chênh lệch từ trường chính là độ dày của lớp cắt.
                         Trong quá trình thư dãn (trở lại) của từ hoá dọc, các mô khác nhau sẽ có mức
               từ hoá khác nhau. Vì thế tốc độ tăng sẽ khác nhau, hay nói cách khác giá trị T1 khác
               nhau. Mô với giá trị T1 ngắn hơn sẽ có tốc độ tăng lại từ hoá dọc nhanh hơn. Do vậy,
               trong suốt thời gian này nó có mức từ hoá cao hơn, tạo tín hiệu mạnh hơn và xuất
               hiện trên ảnh sáng hơn.
                         Trong quá trình phân rã sự từ hoá ngang, các mô khác nhau có mức từ hoá
               khác nhau do đó tốc độ phân rã khác nhau, hay T2 khác nhau. Giá trị T2 dài tức mô
               có mức nhiễm từ cao, tạo ra tín hiệu mạnh hơn và sáng hơn trong ảnh so với mô có
               giá trị T2 ngắn. Tại thời điểm bắt đầu chu kỳ, không có tương phản T2, nhưng tương
               phản T2 tăng dần trong quá trình thư dãn.
                         Như vậy phương thức tạo ảnh MRI có hai pha khác nhau. Một pha đi cùng với
               sự từ hoá dọc (tạo ảnh T1) và pha kia đi cùng với sự từ hoá ngang (tạo ảnh T2). Mặt
               khác, trong thời gian T1 khi mômen từ của các proton khôi phục theo chiều dọc dưới
               ảnh hưởng của từ trường máy thì tổng tất cả mômen từ của proton lúc này được gọi
               là vectơ từ hóa thực. Độ lớn của vectơ từ hoá thực phụ thuộc vào mật độ proton của
               mô đó. Giữa hai mô lân cận, dù thời gian T1 có thể bằng nhau nhưng nếu mật độ
               proton khác nhau thì mức độ từ hoá sẽ khác nhau. Vì thế cường độ tín hiệu bức xạ ra
               cũng khác nhau nên sẽ tạo ra ảnh tương phản khác nhau. Nhờ đó ta có thể phân biệt
               được chúng qua sự tương phản trên ảnh. Nếu hai mô có giá trị T1 khác nhau, thì sự
               tương phản sẽ càng tăng lên. Nhưng khi các mô tiến dần đến trạng thái cân bằng thì
               mật độ proton lại trở thành một yếu tố chính ảnh hưởng đến tương phản giữa hai mô.
                         Thời gian T1 bao giờ cũng lớn hơn T2 gấp 2 lần, hoặc 5 lần, hoặc 10 lần. T1 và
               T2 phụ thuộc vào loại cấu trúc của cơ thể và từ lực của từ trường ngoài. Nước có T1
               dài, mỡ có T1 ngắn.
                         Ảnh xử lý T1 thì sự khác nhau về cường độ tín hiệu giữa các tổ chức được hiện

               trên ảnh, còn được gọi là đối quang tổ chức, chủ yếu do sự khác nhau về thời gian T1
               giữa các tổ chức. Trên ảnh T1, những tổ chức nào nhiều nước thì có màu tối. Ví dụ
               ảnh chụp cột sống thì tủy sống có màu tối, ảnh chụp não thì các não thất chứa dịch
               não tủy có màu tối.
                         Ảnh xử lý T2 thì sự khác nhau về cường độ tín hiệu giữa các tổ chức được hiện
               trên ảnh chủ yếu do sự khác nhau về thời gian T2 giữa các tổ chức. Trên ảnh T2,
               hình ảnh sẽ ngược với T1, những tổ chức nào nhiều nước thì có màu trắng. Ví dụ ảnh


                                                              95
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100