Page 93 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 93
Từ trường có cường độ từ 0,2-2,0 Tesla (T), (1T = 10.000 Gauss) để làm các
proton đang có mô men từ phân tán trở nên định hướng song song và đối song song.
Hình 3. Mô hình cấu tạo máy MRI.
3.2. Phát sóng radio
Mục đích phát sóng radio vào bệnh nhân để kích thích các proton đang ở vị trí
định hướng song song hoặc đối song song, và đang quay đảo theo hướng từ trường
ngoài. Muốn kích thích được các proton này, sóng radio phải có cùng tần số với tần
số đảo wo của các proton trong cơ thể, hiện tượng này gọi là “cộng hưởng”. Dưới tác
dụng của sóng RF, một số spin ở trạng thái năng lượng thấp hấp thu năng lượng của
trường RF và biến đổi thành trạng thái năng lượng cao. Điều này có tác dụng “đẩy”
các vector hướng tới mặt phẳng nằm ngang. Các proton tiếp nhận năng lượng sóng
radio dạng xung sẽ đảo đồng nhịp với xung radio, gọi là hiện tượng đồng pha. Vì vậy,
tại cùng một thời điểm, các proton này sẽ cùng hướng về một phía. Véc tơ của các
proton đồng pha này sẽ tổng hợp tạo thành một vector tổng hợp theo hướng ngang
(vuông góc với hướng của từ trường ngoài của máy). Hiện tượng này gọi là hiện
tượng “từ hoá ngang”. Sóng radio làm giảm hiện tượng từ hoá dọc và tạo mới hiện
tượng từ hoá ngang.
Như vậy có hai khái niệm quan trọng trong xử lý tín hiệu đó là từ hóa
dọc (longitudinal magnetization) là véc tơ tổng hợp của các proton theo hướng song
song với từ trường ngoài của máy và từ hóa ngang (transverse magnetization) là véc
tơ tổng hợp của các proton theo hướng ngang vuông góc với từ trường ngoài của
máy.
- Từ hóa dọc là hiện tượng từ hóa do ảnh hưởng của từ trường máy. Đó chính là trạng
thái cân bằng như đã trình bày ở trên. Trạng thái này được duy trì cho đến khi có một
xung của dòng điện có tần số radio (RF) tác động làm vector từ hoá lệch khỏi hướng
của vectơ từ trường máy. Khi ngừng phát xung RF, sau một thời gian nào đó, vectơ
93