Page 53 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 53
Hình 2.2. Các hệ toạ độ trong máy CT chùm tia song song
Trong nhiều hệ thống CT phép tính loga này được thực hiện như một công đoạn
của quá trình tích luỹ dữ liệu và dữ liệu P() được truyền tới máy tính, vì vậy phép
lấy lôga như một phần trong quá trình xử lý dữ liệu đo và hàm P là một phép chiếu.
Có hai phương pháp khác nhau áp dụng cho việc giải phương trình tích phân
(2.2). Trong một phương pháp , phương trình này sẽ được viết ngay dưới dạng rời rạc
– tức là chuyển đổi thành một hệ phương trình đại số tuyến tính sau đó giải hệ
phương trình này. Còn một phương pháp khác người ta ứng dụng công thức gần
đúng.
Một máy tính mini sẽ thực hiện công việc tính toán để tái tạo ảnh. Máy tính này
thường bao gồm những phần tử tính toán đặc biệt đáp ứng các yêu cầu giải các thuật
toán của CT do đó việc xử lí tái tạo ảnh được nhanh chóng.
1.2. Tái dựng hình ảnh
Khác với chụp X quang thường quy, trong đó tất cả các thông tin đều nằm trên
phim còn trong thăm khám bằng chụp cắt lớp vi tính thì toàn bộ thông tin chứa trong
bộ nhớ và người điều khiển chỉnh lý máy để chọn các hình ảnh có ý nghĩa cho chẩn
đoán.
Những hình ảnh hiện trên màn hình của máy thu hình được trình bày dưới dạng
như người quan sát nhìn mặt cắt thăm dò từ dưới chân bệnh nhân nhìn lên: đó là
những mặt cắt chụp cắt lớp theo trục ngang, thẳng góc với trục của cột sống.
Tuy nhiên những mặt cắt này thường liên tiếp và sát nhau, nên máy tính có khả
năng ráp những mặt cắt này lại và tái tạo để cho ta những hình ảnh tương ứng theo
các mặt phẳng tự chọn như mặt phẳng đứng dọc giữa (plan sagital) hoặc theo mặt
phẳng đứng ngang (plan frontal).. Như vậy máy chụp cắt lớp vi tính không phải chỉ là
máy đơn thuần cho ta hình ảnh cắt lớp theo trục ngang mà còn có khả năng cho ta
những hình ảnh cắt lớp theo cả trục đứng nữa, tuy hình ảnh cắt lớp theo trục đứng
không có chất lượng tốt như trục ngang (hình 2.8). Tuy nhiên, hiện nay với máy chụp
cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu thì hạn chế này đã được khắc phục. Độ phân giải của
hình ảnh tái tạo phụ thuộc vào chiều dày và khoảng cách giữa các mặt cắt theo trục
ngang. Hiện nay với máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc (Helical Scaner hoặc Balayage
Spirale Volumique), bóng phát tia X và bộ cảm biến quay liên tục trong khi bệnh
nhân chuyển dần vào khung máy, sơ đồ quét và tạo ảnh sẽ là một hình xoắn ốc liên
tục và các ảnh tái tạo sẽ có độ phân giải cao hơn.
53