Page 52 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 52
BÀI 1
NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH
Thời gian: 2 giờ lý thuyết
Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Trình bày được nguyên lý tạo ảnh cắt lớp vi tính.
2. Trình bày được các thông số kỹ thuật khi chụp và tái tạo ảnh cắt lớp vi tính.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
3. Thể hiện ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tập trung.
Nội dung bài
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính theo trục
ngang (Computed Axial Tomography), là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt
sử dụng tia X. Kỹ thuật này cho những hình ảnh khá rõ ràng của các cơ quan bên
trong cơ thể. Đặc biệt, nó cho hình ảnh mô mềm trong cơ thể tốt hơn trong khi chụp
X quang không hiển thị mô mềm tốt.
Lưu ý: Chụp cắt lớp vi tính còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính theo trục ngang,
chụp cắt lớp điện toán theo trục ngang, chụp cắt lớp điện toán, chụp cắt lớp, chụp CT,
chụp Cắt lớp đo tỷ trọng.
1. Nguyên lý tạo ảnh cắt lớp vi tính
1.1. Nguyên tắc chung
Để phân tích nguyên lý tái tạo ảnh, ta sử dụng loại máy CT có cấu trúc đơn giản
nhất – loại máy chùm tia song song. Các loại máy chùm rẻ quạt và cảm biến vòng đòi
hỏi các thuật toán phức tạp hơn nhiều, tuy nhiên chúng cũng có thể dẫn xuất từ thuật
toán áp dụng cho loại máy chùm song song bằng phép biến đổi toạ độ.
Nguyên lý quét đơn giản được minh hoạ như hình vẽ, trong đó một phép chiếu
được đặc trưng bởi vị trí trong hệ toạ độ ( , ) lệch một góc so với hệ toạ độ gốc
(x,y).
Cường độ J đo được tại cảm biến phụ thuộc vào góc chiếu , vị trí và cường
độ tia tới J 0:
J = J(,) = J 0 e . (2.1)
- d
Thông qua toàn bộ các giá trị J(,) đo được có thể tính được hệ số suy giảm
trong lớp cắt. Giải phương trình tích phân trên ta sẽ tính được . Tuy nhiên để thuận
tiện hơn, trước hết cần biến đổi phương trình trên thành phương trình tích phân tuyến
tính bằng cách lập mối quan hệ giữa J(,) và J 0 rồi lấy lôgarit hai vế:
0 J
P() = ln = d . (2.2)
J( , )
Trong đó P() là dữ liệu phép chiếu theo hướng và vị trí .
52