Page 44 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 44
Các máy X quang lớn, hiện đại, có bộ phận tự điều chỉnh thời gian và cường
độ. Số lượng tia X được tính theo tích số: I = mA x s gọi là mAs.
Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu tăng hoặc giảm cường độ I thì thời
gian chụp thay đổi ngược lại. Ví dụ: 100mAs = 50mA x 2s = 100mA x 1s.
Chú ý rằng cường độ tia X còn phụ thuộc vào nguồn điện cung cấp cho máy, ở
các máy lớn thường có bộ phận tự điều chỉnh cường độ khi nguồn điện cấp cho máy
thay đổi lên hoặc xuống.
2.4. Khoảng cách giữa anốt và phim
Dựa vào định luật "cường độ tia X giảm theo bình phương của khoảng cách"
người sử dụng máy X quang có thể tránh được hấp thụ nhiều tia X và nâng cao được
trình độ chuyên môn của mình. Ví dụ khi khoảng cách từ bóng tới phim là 1m và
cường độ tia là 100mR thì khi khoảng cách là 2m cường độ còn 25mR, khi khoảng
cách là 3m cường độ tia còn 11,1mR. Trường hợp cần chụp gần thì phải giảm thời
gian và cường độ nhưng không được để bóng gần da dưới 40cm.
2.5. Chiều dày của phủ tạng được chụp
Khi điều chỉnh các yếu tố trước khi chụp (kV - mAs) thì phải ước lượng theo
bệnh nhân gầy hay béo, người lớn hay trẻ con. Thường người ta tăng giảm 1,5kV đối
với mỗi cm bề dày của cơ thể bệnh nhân (so với con số trung hình). Nếu không tăng
kV và mA thì cứ 1cm lại phải tăng thêm 1/10 thời gian chụp. Những trường hợp chụp
xương đã bó bột phải tăng 8 - 10kV và gấp rưỡi hoặc gấp hai lần thời gian. Đối với
xương sọ trẻ nhỏ từ 5 - 12 tuổi phải giảm 1/2 thời gian chụp. Chụp xương sọ trẻ sơ
sinh bằng 1/5 - 1/6 thời gian của người lớn.
2.6. Tỷ trọng của bộ phận cơ thể cần chụp
Phổi chứa nhiều khí nên tia X xuyên qua dễ dàng do đó điện thế, cường độ đều
phải thấp và thời gian chụp ngắn. Ví dụ khi chụp phổi bóng X quang cách xa phim
(1,5m): trung bình 50 - 60kV, 25 - 30mAs.
Chụp bụng không chuẩn bị cần điện thế và cường độ tia cao và thời gian chụp
dài hơn vì trong bụng nhiều phủ tạng có tỷ trọng lớn hơn: thường chọn 80kV,
55mAs, khoảng cách 1m.
2.7. Cấu tạo của bộ phận cần chụp
Cột sống lưng cấu tạo bởi canxi và phốtpho có khối lượng nguyên tử cao nên
cần nhiều tia X. Muốn thấy rõ các đốt xương cột sống lưng phải chụp với các tham số
cao hơn là chụp lồng ngực thăm khám tim phổi. Thường chọn 70kV, 50mAs, khoảng
cách 1m có lưới chống phát xạ thứ cấp (lưới chống mờ).
2.8. Phẩm chất bóng và tiêu điểm
Khi bóng cũ, kính không trong suốt nữa, các cực kể cả tiêu điểm đều bị hao
mòn nên các tham số chụp đều phải tăng lên.
2.9. Chất lượng phim X quang truyền thống, phim CR, DR
Thuốc cũ để lâu tác dụng ít và chậm nên làm vàng phim nếu ngâm lâu quá.
Thời tiết nóng lạnh là yếu tố quan trọng đối với việc tráng phim và cũng có ảnh
hưởng gián tiếp đến chất lượng của phim.
Phim rõ và đẹp còn phụ thuộc vào việc sử dụng màn chắn tia, lưới chống mờ
cố định hay di động...
3. Phương pháp xử lý ảnh X quang
3.1. Xử lý ảnh thô (Xử lý hình ảnh trên phim khô)
3.1.1. Khái niệm hình ảnh:
44