Page 43 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 43

-  Một nguyên nhân nữa là sự chuyển động của đối tượng chụp: nếu đối tượng
               cố định vị trí trong khi phát tia, ví dụ như nín thở... sẽ tạo được ảnh nét, ngược lại ảnh
               sẽ bị nhoè nhất là với đối tượng là trẻ em.
                      -  Nhờ phân tích các yếu tố trên ta thấy để tạo ảnh sắc nét cần bố trí khoảng
               cách thích hợp với từng đối tượng thăm khám. Đặt người bệnh yên tĩnh, nếu cần phải
               cố định nhất là với trẻ em. Yêu cầu người bệnh nín thở khi chụp và giảm thời gian
               chụp xuống mức thấp nhất.
               1.2.3. Độ phân giải không gian
                      Độ  phân  giải  là  một  chỉ  tiêu  định  lượng  đánh  giá  chất  lượng  ảnh, đó  là  số
               lượng cặp vạch đen trắng có cùng độ rộng trên 1mm ảnh (lp/mm - line pair/mm). Số
               lượng cặp vạch càng lớn ảnh càng rõ nét, khả năng phân biệt các chi tiết trên ảnh
               càng cao. Cho phép quan sát và phân biệt rõ hai cấu trúc cạnh nhau.
                      Độ phân giải của ảnh phụ thuộc chủ yếu vào các cấu kiện và thiết bị ghi ảnh
               như: phim, bìa tăng quang, màn huỳnh quang...
               2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh chụp X quang
                   Chất lượng của hình ảnh trên phim phụ thuộc vào:
               2.1. Thời gian phát tia
                      Thời gian càng dài số lượng tia X phát ra càng nhiều. Đối với những bộ phận
               dày của cơ thể như cột sống, bụng, sọ não thời gian phải dài. Ví dụ: chụp bàn tay
               hoặc cổ tay, thời gian phát tia là 0,2 - 0,3s thì chụp bụng, thời gian phát tia phải từ 0,6
               - 0,8s.
                      Cần  chụp  nhanh  để  tránh  những  trường  hợp  bệnh  nhân  không  biết  nín  thở,
               khóc, giẫy giụa.

                      Chụp dạ dày với máy nhỏ phải dùng thời gian dài (cường độ máy có giới hạn)
               nên hình không rõ vì dạ dày co bóp.
               2.2. Điện thế kV
                      Điện thế càng cao, bước sóng càng ngắn và sức đâm xuyên càng mạnh. Yếu tố
               này quan trọng nhất và có ảnh hưởng đến cường độ.
               Ví dụ: chụp phổi khác chụp bụng; phổi: 50 - 60kV, bụng: 70 - 80kV.
                      Sức đâm xuyên của chùm tia X càng mạnh thì thời gian chụp càng phải chính
               xác (sự chênh lệch một phần nhỏ của 1s cũng đủ làm hỏng phim). Phim có thể đen
               quá hoặc nhạt quá. Vì điện thế tăng giảm kéo theo cả cường độ và làm sáng nhiều
               hay ít tấm bìa tăng quang.
                      Sức đâm xuyên của chùm tia X thấp thì hình ảnh rõ, đẹp vì sự chênh lệch của
               thời gian chụp ảnh hưởng ít tới phim. Do đó những người mới thực tập trong nghề
               nên dùng tia đâm xiên ít. Nhưng đối với trẻ nhỏ khó bảo hoặc chụp phủ tạng vẫn phải
               dùng tia đâm xiên cao (95kV).
               2.3. Cường độ tia X
                      Cường độ (D X) càng tăng thì số lượng tia X càng nhiều.
                      Chiếu điện dùng cường độ ít 2 - 3mA nhưng số lượng tia phát ra nhiều hay ít
               do thời gian chiếu lâu hay chóng.
                      Chụp điện dùng cường độ cao, có thể trên 100mA nhưng thời gian chụp lại
               ngắn. Nếu bệnh nhân không nhịn thở lâu được thì hình sẽ bị rung, mờ. Với bóng X
               quang có tiêu điểm nhỏ để chụp các phần mỏng, cho nhiều chi tiết rõ ràng hơn thì
               không để cường độ cao được. Nếu cần chụp các bộ phận dầy như sọ, bụng thì phải
               dùng tiêu điểm lớn, phát ra nhiều tia hơn.

                                                              43
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48