Page 42 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 42

Trong ảnh X quang, lượng thông tin dùng để chẩn đoán chính là độ đối quang
               giữa hình ảnh của các bộ phận khác nhau trên phim.
                      Để tạo ảnh có chất lượng cao có nghĩa là có độ đối quang thích hợp nhất với
               từng đối tượng khác nhau cần lựa chọn các tham số phù hợp, cụ thể bằng cách thay
               đổi năng lượng của chùm tia điện tử để thay đổi năng lượng bức xạ của chùm tia X,
               như vậy có nghĩa là phải thay đổi trị số điện áp cao thế. Chẳng hạn khi khám các tổ
               chức xương, ta thấy giữa xương và các mô mềm bao quanh có độ đối quang cao vì
               vậy  chỉ  cần  phát  xạ  năng  lượng  thấp  tương  ứng  với  trị  số  điện  áp  hay  trị  số  kV
               khoảng 50 - 70kV. Ngược lại, với trường hợp khám phổi, giữa phổi và các mô mềm
               bao quanh có độ đối quang thấp nên cần phát xạ năng lượng cao hơn, tương ứng với
               trị số kV cao hơn.
                      Độ đối quang của ảnh X quang chính là kết quả của sự suy giảm năng lượng
               của chùm tia X khi xuyên qua các bộ phận khác nhau. Như đã biết, sự suy giảm này,
               nói cách khác chính là khả năng hấp thụ tia X được đánh giá bởi công thức Lambert -
               Beer:
                                                            -µx
                                                   I X = I 0.e
               Trong đó:
                      I 0 là năng lượng chùm tia tới.
                      I X là năng lượng chùm tia sau khi đi qua đối tượng.
                      x là chiều dày của đối tượng.
                      µ là hệ số suy giảm tia X của đối tượng.
                      Trong thực tế, khi chụp chiếu những bộ phận chứa những mô mềm như não, dạ
               dày, thận... để tăng cường độ đối quang, người ta thường sử dụng thêm một số chất

               bơm hoặc tiêm vào các bộ phận cần chụp chiếu để thay đổi độ đối quang một cách
               thích hợp, gọi là chất cản quang. Việc thay đổi này có thể theo hướng tăng hoặc giảm
               độ hấp thụ tia X của đối tượng so với các bộ phận bao quanh tương ứng với chất cản
               quang dương tính hoặc âm tính.
                      Chất cản quang dương tính như bari sunfat BaSO 4 có nguyên tử lượng cao có
               khả năng cản và hấp thụ tia X nhiều hơn cơ thể, ngược lại để giảm độ hấp thụ tia X
               thường dùng các chất khí (cacbon điôxit CO 2, không khí hoặc ôxy) tạo bóng đen trên
               phim. Trường hợp sử dụng cả hai loại chất cản quang gọi là phương pháp chụp đối
               quang kép.
               1.2.2. Độ sắc nét
                      Độ sắc nét là một chỉ tiêu trong tạo ảnh X quang. Khác với độ đối quang, độ
               sắc nét liên quan tới đường biên (đường bao) của chi tiết trong ảnh. Một ảnh được coi
               là sắc nét khi có thể phân biệt rõ đường biên giữa các bộ phận nằm trong vùng thăm
               khám, ngược lại ảnh được coi là bị nhòe. Thực chất đây là một chỉ tiêu khá trừu
               tượng và phần nào phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người đọc. Độ sắc nét quyết
               định bởi các yếu tố sau:
                      -  Yếu tố hình học: như đã nói ở trên, ảnh càng gần vật thật khi khoảng cách
               giữa tiêu điểm và bộ phận tạo ảnh càng lớn. Mặt khác tia càng tập trung, nghĩa là
               chùm tia được phát ra từ một tiêu điểm nhỏ ảnh cũng sẽ sắc nét hơn trường hợp tiêu
               điểm lớn, muốn vậy công suất phát xạ phải đủ lớn và bóng phải có khả năng chịu
               nhiệt.
                      -  Bộ phận ghi ảnh: kỹ thuật số hay thường quy



                                                              42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47