Page 132 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 132
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu ảnh.
5.3. Tư thế bệnh nhân
- Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp, hai chân duỗi thẳng, hai
tay giơ cao đặt cạnh đầu.
- Các lớp cắt được thực hiện vào thời điểm nín thở sau hít vào một cách
thống nhất để vị trí các tạng ít bị thay đổi vị trí.
- Hướng dẫn bệnh nhân không nuốt khi chụp.
5.4. Các thông số kỹ thuật
- Cắt xoắn ốc.
- Tạo ảnh định khu trên mặt phẳng trán: từ chạc ba khí-phế quản đến trên
mỏn xương yên 1cm (30-40cm).
- Độ dày lớp cắt: tùy theo máy và các thông số tái tạo ảnh.
- Bước chuyển bàn: 0,7 - 1,3.
- Điện áp: 120 kV (100 kV với bệnh nhân gầy).
- Điện tích: 100 – 300 mAs (tùy theo cân nặng của bệnh nhân).
- Trường nhìn: 25 – 35 cm.
- Tái tạo: tối đa 1,25 – 2,5 mm tùy theo máy và số bộ cảm biến
(detector), tái tạo mỏng hơn nếu có dựng ảnh 3D, MPR...
- Độ lọc (filtre) tái tạo: chuẩn.
- Đặt cửa sổ:
+ Thì không tiêm thuốc : WL: 20 – 50 HU; WW: 250 – 400 HU
+ Thì sau tiêm thuốc: WL: 20 – 70 HU; WW: 400 – 600 HU
- Thăm khám trên máy trên 3 mặt phẳng, tái dựng các lớp mỏng thích
hợp cho dựng hình mạch máu.
5.5. Thuốc cản quang
- Tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang tan trong nước tối thiểu 300 mgI/ml.
- Liều lượng: 60 - 80ml, tốc độ tiêm: 3 – 5 ml/giây
- Khởi động ngay sau thời điểm kết thúc tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch
để có được toàn bộ hệ thống mạch máu.
132