Page 36 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 36

-  Kiểm soát chảy máu hậu sản, sử dụng các kỹ thuật thích hợp và thuốc tăng co khi
                       được chỉ định
                   -  Kê đơn, pha chế, cung cấp và sử dụng (theo luật định) những thuốc cứu sống
                       chọn lọc (như kháng sinh, chống co giật, chống sốt rét, chống cao huyết áp, chống
                       nhiễm virus) cho phụ nữ khi cần
                   -   bóc rau bằng tay
                   -  Kiểm soát tử cung bằng cách ép hai tay vào tử cung
                   -  Thực hiện ấn động mạch chủ
                   -  Xác định và quản lý shock
                   -  Lấy ven, lấy máu làm xét nghiệm
                   -  Bố trí và thực hiện chuyển tuyến cao hơn với những phụ nữ có những biến chứng
                       nghiêm  trọng,  bố  trí  thuốc  và  dụng  cụ  thích  hợp  xử  trí  các  vấn  đề  xảy  ra  trên
                       đường đi để việc thực hiện cấp cứu được liên tục
                   -  Thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi cho người lớn
               4.3. Mở rộng
                   Người hộ sinh có kỹ năng và/hoặc khả năng để:
                   -  Thực hiện đỡ đẻ bằng giác hút
                   -  Khâu vết rách âm đạo, tầng sinh môn độ 3 và độ 4
                   -  Xác định và khâu vết rách cổ tử cung

               5. Năng lực 5: chăm sóc người phụ nữ giai đoạn sau sinh
                       Người hộ sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc sau sinh một cách toàn diện, chất lượng
               cao, phù hợp với văn hóa
               5.1. Kiến thức cơ bản
                   Người hộ sinh có kiến thức và/hoặc hiểu biết về:
                   -  Thay đổi tâm sinh lý sau sinh, trong đó có quá trình phục hồi bình thường
                   -  Sinh lý và quá trình sản xuất sữa, những vấn đề thường gặp như tắc sữa, thiếu sữa,
                       v.v…
                   -  Tầm quan trọng của việc bú sớm với bà mẹ và trẻ nhỏ
                   -  Dinh dưỡng cho bà mẹ, nghỉ ngơi, hoạt động và nhu cầu sinh lý (như đại, tiểu tiện)
                       trong giai đoạn ngay sau sinh
                   -  Những nguyên lý của mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh (như làm
                       cách nào để có mối quan hệ tình cảm tốt)
                   -  Tiêu chí đánh giá thoái triển bán phần (như rong huyết, nhiễm trùng)
                   -  Tiêu chí đánh giá vấn đề hoặc biến chứng khi ncbsm, kể cả viêm vú
                   -  Dấu hiệu và triệu chứng đe dọa tính mạng người mẹ có thể xảy ra trong giai đoạn
                       hậu sản (như ra máu liên tục, tắc mạch, tiền sản giật và sản giật thời kỳ hậu sản,
                       suy nhược tinh thần nghiêm trọng)
                   -  Dấu hiệu và triệu chứng của những biến chứng điển hình trong thời kỳ hậu sản
                       (như  thiếu  máu  trường  diễn,  huyết  tụ,  suy  nhược,  tắc  tĩnh  mạch,  đại  tiểu  tiện
                       không tự chủ, bí tiểu, lỗ rò sản khoa)
                   -  Quy tắc giao tiếp cá nhân và hỗ trợ với phụ nữ và/hoặc gia đình trong trường hợp
                       không hay (như tử vong mẹ, thai lưu, tử vong mẹ con, tử vong chu sinh, dị tật bẩm
                       sinh)
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41