Page 34 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 34
Thai chết trong tử cung
Vỡ ối non
HIV dương tính hoặc đang giai đoạn AIDS
Viêm gan B và C
- Kê đơn, pha chế, cấp thuốc, hoặc sử dụng (trong phạm vi thực hành) một số loại
thuốc cứu sống chọn lọc (như kháng sinh, chống co giật, chống sốt rét, chống cao
huyết áp, chống lây nhiễm virus) cho người phụ nữ khi cần thiết.
- Phát hiện những bất thường quá trình mang thai và chuyển tuyến trên sớm để được
can thiệp kịp thời.
4. Năng lực 4: chăm sóc chuyển dạ và sinh đẻ
Người hộ sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc trong chuyển dạ với chất lượng cao, tôn
trọng bản sắc văn hóa, đỡ đẻ sạch và an toàn, xử trí, cấp cứu đảm bảo bà mẹ và trẻ sơ
sinh có sức khỏe tốt nhất.
4.1. Kiến thức cơ bản
Người hộ sinh có kiến thức và/hoặc hiểu biết về:
- Sinh lý của người mẹ vào giai đoạn thứ nhất, thứ hai, thứ ba của cuộc chuyển dạ
- Giải phẫu hộp sọ của thai nhi, đường kính lọt và các điểm mốc quan trọng
- Văn hóa và tâm lý trong chuyển dạ và sinh đẻ
- Đặc điểm của pha tiềm tàng và bắt đầu pha tích cực
- Dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ, tăng cơn co tử cung
- Quá trình chuyển dạ bình thường
- Sử dụng sản đồ (ví dụ ghi chép đầy đủ, phiên giải thông tin để xác định xử trí kịp
thời và chính xác)
- Các phương pháp đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi trong chuyển dạ
- Các phương pháp đánh giá tình trạng sức khỏe bà mẹ trong chuyển dạ
- Quá trình lọt của thai nhi qua khung chậu mẹ trong chuyển dạ; cơ chế đẻ của
những ngôi thế kiểu thế khác nhau trong chuyển dạ
- Các phương pháp thư giãn trong giai đoạn một và hai của cuộc chuyển dạ (như sự
có mặt của gia đình/người hỗ trợ, tư thế đẻ, bù nước, hỗ trợ tinh thần, các phương
pháp giảm đau không dùng thuốc)
- Các thuốc kiểm soát và giảm đau trong chuyển dạ, trong đó đánh giá tác dụng phụ,
nguy cơ, các biện pháp giảm đau an toàn và tác động của chúng tới sinh lý cuộc
chuyển dạ bình thường
- Dấu hiệu và triệu chứng của tai biến sản khoa trong chuyển dạ (như chảy máu,
chuyển dạ ngừng trệ, ngôi bất thường, sản giật, người mẹ lo lắng - kiệt sức, suy
thai, nhiễm trùng, sa dây rau)
- Các nguyên tắc phòng chống tổn thương sàn chậu và rách tầng sinh môn
- Các điều kiện để thực hiện cắt khâu tầng sinh môn
- Các nguyên tắc (sinh lý) kiểm soát giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ
- Các nguyên tắc kiểm soát tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ
- Các nguyên tắc kỹ thuật cơ bản khi khâu vết cắt hoặc rách tầng sinh môn
- Trường hợp phải cấp cứu, chuyển tuyến trong cấp cứu sản khoa (như sa dây rau,
ngôi vai, chảy máu từ tử cung, sót rau)