Page 44 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 44
2.2.3. Nhiệm vụ của bánh rau
Bánh rau có 2 nhiệm vụ chính là trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai
và nhiệm vụ nội tiết.
* Trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai:
Hai hệ thống tuần hoàn giữa mẹ và thai không trực tiếp thông với nhau mà
cách nhau bởi thành mao mạch mỏng và biểu mô của gai rau, diện trao đổi chất
rất lớn, trong giai đoạn đầu của thời kỳ có thai, rau thai phát triển mạnh hơn so
với sự phát triển của thai để nuôi dưỡng thai. Nó chuyển hoá các chất dinh
dưỡng từ máu mẹ đưa vào để thành chất dinh dưỡng phù hợp với thai, rồi cho
qua gai rau vào thai để đảm bảo cho thai sống và phát triển.
- Trao đổi khí: máu thai nhi nhận O 2 và thải CO 2 vào máu mẹ trong hố
huyết. O 2 và CO 2 khuếch tán qua gai rau nhờ áp suất riêng của từng chất.
- Trao đổi chất và muối khoáng: các chất cần cho năng lượng và tạo hình
thai, được đưa từ mẹ vào thai nhờ hoạt động tích cực của gai rau.
+ Nước và các chất điện giải qua rau nhờ cơ chế thẩm thấu.
+ Gluxit và các loại vitamin B, C, D đều qua được rau thai.
+ Protein không qua được rau thai, mà rau phân huỷ protein thành axit
amin, sau đó tổng hợp lại thành protein đặc hiệu cho thai.
+ Lypit không qua được rau thai, vì vậy thai thường thiếu các loại vitamin
tan trong dầu như vitamin K làm cho trẻ sơ sinh có tình trạng thiếu
Prothrombin sinh lý.
+ Các loại thuốc dùng cho mẹ như rượu, các chất kích thích có thuốc
phiện, thuốc mê, thạch tín, kháng sinh ...đều có thể qua rau sang thai, riêng
có chất thuỷ ngân bị giữ lại ở các gai rau.
+ Kháng nguyên và kháng thể đều qua được rau thai, nên trẻ sơ sinh trong
6 tháng đầu không bị mắc bệnh vì còn kháng thể của mẹ (riêng trường hợp