Page 27 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 27
40%. Đó là do quá trình đốt nhiên liệu giải phóng carbon dioxide và quá trình
phá rừng nơi đóng vai trò là nguồn dự trữ khí tự nhiên.
Nồng độ carbon dioxide, chất khí nhà kính chính, trong khí quyển hiện
tăng hơn nhiều so với 420,000 năm trước. Do đó, tấm chăn chứa các khí nhà
kính của Trái đất trở nên dày hơn, giữ lại nhiều nhiệt hơn, làm nóng trái đất và
các đại dương nhiều hơn. Đây được gọi là hiện tượng nhà kính tăng dẫn tới sự
nóng lên của trái đất, sự biến đổi khí hậu.
Nếu nồng độ khí nhà kính tiếp tục tăng, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ
tăng thêm lên 5.8°C trong vòng 100 năm tới. Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu
tăng sẽ kéo theo các thay đổi về thời tiết. Các hình thái bão và mức độ của bão sẽ
tăng lên, mực nước biển sẽ tăng và lụt lội, hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn,
với mức độ nghiêm trọng hơn. Điều này góp phần làm tan chảy băng ở các cực
và làm tăng mực nước biển.
Có những thay đổi về khí hậu không can thiệp được nhưng chính phủ các
nước trên thế giới đang cố gắng để giảm thiểu tác hại do hiệu ứng nhà kính và sự
phụ thuộc vào nhiên liệu đốt.
1.4. Việt Nam và biến đổi khí hậu
Đặc điểm địa lý khiến Việt Nam trở thành khu vực chịu sự tác động của
biến đổi khí hậu. Với bờ biển dài (3200km), chủ yếu nằm thấp và nhiều vùng
châu thổ sông lớn, vì vậy, khi mực nước biển tăng lên dù thấp cũng có ảnh
hưởng lớn dẫn tới các thiên tai (bão lớn) cũng như gây xói mòn và làm ngập mặn
đất nông nghiệp.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bị tác động bởi các hiện tượng thời
tiết hàng năm như mùa mưa có nhiều cơn mưa lớn hơn, mùa khô trở nên khô hạn
hơn, nhiều đợt ngập lụt và bão nặng nề hơn. Mực nước biển đã cao thêm 20cm.
Khi mực nước biển tăng thêm 100cm, dự kiến sẽ có 4 triệu người phải di chuyển