Page 30 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 30
Ô nhiễm không khí còn gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, các
vấn đề tim mạch, rối loạn hành vi. Ô nhiễm không khí đặc biệt nhạy cảm với phụ
nữ mang thai… Mức độ ảnh hưởng đối với từng thai phụ tùy thuộc vào tình
trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô
nhiễm.
2.1.3. Ô nhiễm nguồn nước
- Theo đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và môi trường, trung bình
mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ
sinh kém; hằng năm có khoảng 200.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện
mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Tại
một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ khoa
chiếm từ 40 đến 50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm nguồn nước sau các cơn mưa lớn có xu hướng tăng lên. Nguồn
nước có thể chứa các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp độc với cá và các
loài giáp xác hoặc khi đi vào chuỗi thức ăn sẽ gây tác động nghiêm trọng tới sức
khỏe con người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Nguồn nước chứa chất
thải của con người hoặc động vật có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc
biệt là các bệnh lý của hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.
- Tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với sức khỏe phụ nữ mang thai chủ
yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất
hữu cơ, các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng. Ảnh hưởng của ô nhiễm
nước đối với sức khỏe thai phụ chủ yếu thông qua hai con đường: do ăn uống
phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong
nước bị ô nhiễm và do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình
sinh hoạt và lao động gây ra.