Page 28 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 28
chỗ ở. Ngập lụt khu vực châu thổ sông ảnh hưởng lớn tới sản xuất lương thực,
thực phẩm. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng với Việt Nam vì đây là khu vực
sản xuất nông sản. Hàng năm gần 2% tổng sản phẩm nội địa (GDP) bị tổn thất
do thiên tai. Vấn đề này sẽ còn trở nên cấp thiết hơn trong tương lai. Năm 2013,
Việt Nam đã hứng chịu 15 cơn bão lớn gây ra những thiệt hại về tính mạng con
người. Tổn thất do những cơn bão này gây ra ước tính khoảng 28 tỉ VND.
Chính phủ Việt Nam đang làm việc với các chuyên gia nước ngoài để cố
gắng giảm thiểu tối đa các tổn hại và bảo vệ được con người cũng như lương
thực thực phẩm. Các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam để tiến hành các giải pháp
phát triển không sinh ra khí carbon và cải thiện hiệu quả các nguồn năng lượng.
2. Tác động của môi trường sống đến sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của
thai nhi
Báo cáo chung của ngành Y tế năm 2014 đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng, trong đó có sự gia tăng các yếu tố nguy cơ từ ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm, ô nhiễm do rác thải...
2.1. Tác động của môi trường sống đến sức khỏe bà mẹ
Tác động chính của môi trường sống- biến đổi khí hậu lên sức khỏe bà mẹ
có thể được phân ra theo các nhóm sau:
2.1.1. Thay đổi nhiệt độ môi trường
Thay đổi nhiệt độ môi trường tác động đến các nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng
nhất bao gồm những người rất già hoặc rất trẻ, đặc biệt là những phụ nữ mang
thai. Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng giảm bất thường: số ngày nóng trong
mùa hè tăng lên và các đợt rét đột ngột trong mùa đông cũng có chiều hướng gia
tăng; nhiệt độ tăng giảm bất thường.
Khu vực thành thị thường có nhiệt độ cao hơn so với ở khu vực nông thôn.
Điều này sẽ làm tăng nhu cầu về điện trong mùa hè để vận hành các máy điều