Page 49 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 49
+ Có tạm đủ...............................................> 60%: 3 điểm
* Cơ sở chấm điểm cho tiêu chuẩn 6
- Dựa vào tỷ lệ người dân trong cộng đồng có thái độ ủng hộ giải quyết VĐSK (giống như
cách cho điểm tiêu chuẩn 2 trong xác định VĐSK).
- Muốn có bằng chứng thực tế về tỷ lệ này cần điều tra một mẫu đại diện cho cộng đồng.
3. Chẩn đoán cộng đồng
3.1. Khái niệm
Mỗi cộng đồng đều có “vấn đề sức khỏe” riêng. Vì vậy, để xác định đúng các “vấn
đề sức khỏe” và “vấn đề sức khỏe ưu tiên”, người cán bộ y tế phải thực hiện các kỹ thuật
chẩn đoán cộng đồng.
Vậy: Chẩn đoán cộng đồng là phương pháp mà người cán bộ y tế sử dụng để xác
định vấn đề sức khỏe của cộng đồng và giải quyết vấn đề sức khỏe đó với sự tham gia của
cộng đồng.
3.2. Phân biệt giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng.
* Chẩn đoán lâm sàng:
Hỏi bệnh + Khám bệnh + Xét nghiệm (nếu cần) Chẩn đoán bệnh
* Chẩn đoán cộng đồng:
Nói chuyện với cộng đồng + Sổ sách + Điều tra Chẩn đoán cộng đồng
Như vậy, giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng là khác nhau.
Bảng so sánh giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng.
Các đặc điểm Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán cộng đồng
1. Đối tượng chẩn đoán Cá nhân người bệnh Cả cộng đồng
2. Mục đích chẩn đoán Phát hiện bệnh tật Xác định vấn đề sức khỏe
3. Mối quan hệ Cán bộ y tế - người bệnh Cán bộ y tế - cộng đồng
4. Ai đến với ai Người bệnh đến với cán bộ y tế Cán bộ y tế đến với cộng
đồng
5. Phương pháp chẩn Y học lâm sàng là chính Y học cộng đồng
đoán
6. Nguyên liệu chẩn Các triệu chứng, kết quả xét Các chỉ số dịch tễ học cộn
đoán nghiệm đồng
7. Phương pháp xử trí Chữa bệnh Các kế hoạch y tế chăm sóc
CĐ
8. Điểm kết thúc Người bệnh khỏi, đỡ, tàn tật Suốt đời, lâu dài, không kết
hoặc chết thúc
48