Page 71 - Chính trị
P. 71

này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền vững của xã hội lành

                     mạnh. “Bình đẳng” là một phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ

                     phát triển và chất nhân văn cao của xã hội. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội
                     chủ nghĩa là bảo đảm bình đẳng không chỉ cho cá nhân người công dân, mà

                     còn ở cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dân tộc trong một quốc gia. Ngay
                     trong xã hội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình đẳng giữa các tộc

                     người, các dân tộc cũng đang là vấn đề nan giải. Mặt khác, “đoàn kết” là sức
                     mạnh - đó là một chân lý.

                           Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì thắng lợi của sự nghiệp xây

                     dựng chủ nghĩa xã hội đã kêu gọi: Những người lao động ở tất cả các nước
                     trên thế giới đoàn kết lại (C.Mác); còn trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí

                     Minh đã khái quát một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công,

                     thành công, đại thành công. Đồng thời đây cũng là một giá trị đặc trưng của
                     xã hội xã hội chủ nghĩa. “Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền tảng của sự

                     “tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Tôn trọng và giúp nhau không chỉ

                     là tình thương, lòng nhân đạo, mà thực sự là đòi hỏi, yêu cầu, trách nhiệm và
                     điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng, dân tộc; là

                     một tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát triển. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng
                     và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt

                     Nam. Và giờ đây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc

                     của giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


                           7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
                     nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo


                           Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một trình
                     độ cao và hiệu quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã

                     hội bằng pháp luật. Nhưng vấn đề ở đây là pháp luật nào? Pháp luật của ai và

                     vì ai?
                           Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành

                     đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân;
                     vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

                           Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân với nền

                     tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
                     thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm

                     soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76