Page 75 - Chính trị
P. 75
Đại hội XII của Đảng đề ra nhiệm vụ: Xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần
tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Đây cũng là điểm mới vì
Đảng gắn phát triển văn hóa với phát triển con người. Để thực hiện được mục
tiêu này, Đảng ta yêu cầu: quán triệt mục tiêu phát triển là xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù
hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí,
xuất bản;, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị
trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn
hóa.
Mục tiêu của phương hướng này là nhằm quản lý xã hội, phát triển xã
hội trong sự hài hòa các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giải quyết có hiệu quả
những vấn đề xã hội bức xúc, không để xảy ra xung đột xã hội tạo điều kiện
thuận lợi cho đất nước phát triển. Muốn vậy, phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ
lớn:
Một là, giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động,
bảo đảm an sinh xã hội.
Hai là, coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc.
4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội
Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai
nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong điều kiện mới,
tình hình mới, cần nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm an ninh quốc gia ngày nay bao gồm: an
ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, an ninh tư tưởng, an ninh xã
hội. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo,
vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới.