Page 67 - Chính trị
P. 67

chức về lao động có năng suất cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. V. I. Lênin nói
                     “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc”.

                         - Có quan hệ sản xuất tiến bộ trên cơ sở xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng

                     chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Phân phối sản phẩm trong xã hội phát
                     triển theo hai giai đoạn từ thấp đến cao. Phân phối sản phẩm trong chủ nghĩa
                     xã hội là phân phối theo lao động, ở giai đoạn cao là phân phối theo nhu cầu.

                         - Có nền văn hoá và tư tưởng tiến bộ với lối sống dựa trên cơ sở bình đẳng,
                     dân chủ và chủ nghĩa tập thể. Con người phát triển tự do, toàn diện. Sự phát

                     triển tự do của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do của mỗi người.
                         - Các dân tộc trên thế giới đoàn kết hữu nghị và bình đẳng, cùng đi lên chủ

                     nghĩa xã hội.

                         Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chủ nghĩa xã hội với nhiều đặc trưng. Chủ
                     nghĩa xã hội là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do, là đoàn kết,
                     vui khoẻ, là nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân
                     dân tự xây dựng lấy. Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước
                     hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người

                     có công ăn, việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc…

                         Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa
                     mà cụ thể là ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước,
                     tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã viên, tinh thần đoàn kết
                     tương trợ, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám nói, không sợ khó, ý thức cần
                            13
                     kiệm” .

                         Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta luôn tìm tòi, xác định mô hình,
                     bước đi và những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

                     II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

                           Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta.
                     Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch  Hồ Chí Minh

                     đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên
                     nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,

                     nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam
                     thành một nước xã hội chủ nghĩa  phồn vinh.

                           Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -

                     Lênin vạch ra đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng sáng tạo
                     và có kết quả vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

                           Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

                     của Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72