Page 30 - Chính trị
P. 30
Bài 2
KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động thực tiễn cách mạng, chủ tịch Hồ Chí
Minh đưa ra rất nhiều quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam,
với triết lý hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã tìm ra con
đườnggiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mà còn
biến nó trở thành hiện thực qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ khoa học, Đại hội IX của Đảng đã khẳng
định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại”.
2. Bối cảnh và Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Bối cảnh Thực tiễn thế giới và Việt Nam
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cường xâm
lược thuộc địa, đặt ra khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa là đấu tranh
giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh chấp thuộc địa giữa chúng là nguyên nhân
gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), đã khơi sâu, làm
gay gắt thêm rất nhiều mâu thuẫn giữa các nước tư bản với tư bản, giữa tư bản
với nhân dân thuộc địa, giữa giai cấp tư sản với vô sản, điều đó làm cho chủ
nghĩa tư bản thế giới suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga (1917) giành được thắng lợi, mở ra thời đại mới của lịch sử
loài người, thời kỳ đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc và tiến lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Giữa thế kỷ XIX (1858), Pháp xâm lược Việt Nam, biến nước ta trở thành
một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
ngày càng sâu sắc, phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau
liên tiếp diễn ra nhưng tất cả đều thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào tình
trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp, tổ chức lãnh đạo
cách mạng.
Từ những bối cảnh quốc tế và Việt Nam nêu trên, Hồ Chí Minh ra quyết
tâm ra đi tìm đường cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp
ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại.
b. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1