Page 254 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 254

Mống mắt chia khoảng giữa giác mạc và thể thấu kính thành 2 phòng: tiền

                         phòng nằm giữa giác mạc và mống mắt, hậu phòng nằm giữa mống mắt, thể mi và

                         thể thấu kính. Hai phòng này chứa thuỷ dịch và thông với nhau qua con ngươi.

                              - Lớp võng mạc: Là lớp trong cùng của nhãn cầu, chia làm 2 vùng: võng
                         mạc tịt phủ trong thể mi và mống mắt, còn võng mạc thị giác phủ mặt trong

                         màng mạch.

                              Trên bề mặt võng mạc thị giác có 2 vùng đặc biệt là vết võng mạc và đĩa

                         thị giác.

                              Vết võng mạc (hay điểm vàng) nằm ngay cực sau của nhãn cầu ở phía
                         ngoài đĩa thị giác. Trong vết có hõm trung tâm nơi chỉ có các tế bào thần kinh

                         hình nón. Đó là nơi hình ảnh chi tiết, rõ nét nhất.

                              Đĩa thần kinh thị giác  (hay  điểm  mù)  không có cơ quan thụ cảm ánh

                         sáng, cấu tạo bởi các sợi thần kinh thị giác đi qua.

                              Võng mạc bao gồm một tầng thượng mô sắc tố và một tầng thần kinh.

                         Tầng thượng mô sắc tố sát màng mạch (chứa melanin) có vai trò hấp thu ánh

                         sáng, ngăn chặn sự phản xạ và phân tánánh sáng trong nhãn cầu. Còn tầng
                         thần kinh có 2 loại tế bào cảm thụánh sáng là tế bào hình nón và tế bào hình

                         que. Tế bào hình nón có ngưỡng kích thích ánh sáng lớn hơn, thích hợp với

                         cường độ chiếu sáng mạnh và nhìn màu.

                         2.1.1.2. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu

                              Từ ngoài vào trong gồm có: Thuỷ dịch, thể thấu kính và thể thuỷ tinh.

                              - Thuỷ dịch: Được chứa trong tiền phòng và hậu phòng của nhãn cầu.

                         Thành phần giống huyết tương nhưng có protein. Thuỷ dịch được sinh ra ở
                         mỏm mi vào hậu phòng rồi chui qua con ngươi để vào tiền phòng sau đó đi

                         vào  góc  mống mắt - giác mạc đổ vào xoang tĩnh mạch củng mạc. Dịch từ

                         xoang này được dẫn về các tĩnh mạch mi. Nếu bị tắc nghẽn sự lưu thông thuỷ

                         dịch thì áp lực sẽ tăng lên gây nên bệnh tăng nhãn áp (Gloucoma).

                              - Thể thấu kính: Là một đĩa hình thấu kính 2 mặt lồi hơi vàng trong suốt
                         (chất  thấu kính) đường kính khoảng 9 - 10mm nằm giữa mống  mắt  và thể

                         thuỷ tinh. Chất thấu kính được bao bằng bao thấu kính. Chất thấu kính gồm



                                                                250
   249   250   251   252   253   254   255   256