Page 255 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 255
vỏ và nhân thấu kính. Chất thấu kính được treo vào thể mi nhờ dây chằng treo
thấu kính hay gọi là vùng mi. Khi cơ của thể mi co (điều tiết), vùng mi chùng
ra và độ lồi của thấu kính tăng lên. Tình trạng đục thấu kính ở người già gọi là
đục nhân mắt.
- Thể thuỷ tinh (thể kính): là khối chất keo trong suốt như lòng trắng
trứng, thể thuỷ tinh có thuỷ tinh dịch (dịch kính) nằm trong một bao gọi là
màng kính. Trục của thể thuỷ tinh có một ống gọi là ống thuỷ tinh.
2.1.2. Các cấu trúc phụ của mắt
Nhãn cầu được bao quanh bởi bao mạc nhãn cầu. Bao mạc có những thớ
treo nhãn cầu vào ổ mắt. Khoảng giữa bao mạc và thành ổ mắt được lấp đầy
bằng thể mỡ ổ mắt.
2.1.2.1. Các cơ ngoài nhãn cầu
Các cơ này còn được gọi là các cơ vận nhãn, gồm các cơ thẳng ngoài,
thẳng trong, thẳng trên, thẳng dưới và 2 cơ chéo trên, chéo dưới. Các cơ này
làm nhiệm vụ vận động nhãn cầu và cơ nâng mí trên. Chúng do các dây thần
kinh III, IV và VI chi phối.
2.1.2.2. Mi mắt
Là 2 nếp da - sụn - màng di động nằm phía trước mỗi ổ mắt để bảo vệ
nhãn cầu gồm mi trên và mi dưới. Khoảng giữa bờ tự do của 2 mí gọi là khe
mí. Ở 2 đầu của khe mí là góc trong và góc ngoài. Ở góc trong có một khoang
hình tam giác mà đỉnh hướng tới mũi gọi là hồ lệ, trong hồ lệ có cục lệ. Trên
mỗi bờ mí, tại góc đáy của hồ lệ có nhú lệ. Đỉnh mỗi nhú lệ có một lỗ nhỏ gọi
là điểm lệ nơi mà hồ lệ thông vào tiểu quản lệ. Bờ mỗi mí có lông mi và các
lỗ của tuyến mi.
2.1.2.3. Lớp kết mạc
Là một màng niêm mạc mỏng lát mặt trong của 2 mi mắt và mặt trước
của nhãn cầu. Khoang nằm giữa kết mạc mí và kết mạc nhãn cầu được gọi là
túi kết mạc mà khe mí là đường vào túi.
2.1.2.4. Bộ lệ
251