Page 161 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 161

- Dây thần kinh quay tách ra từ thân nhì sau, đi cùng động mạch cánh tay

                         sâu ra khu sau nằm sát rãnh xoắn xương cánh tay, sau đó nó chọc qua vách

                         gian cơ ngoài để ra trước theo rãnh nhị đầu ngoài của hố khuỷu và chia 2

                         nhánh đi xuống cẳng tay. Dây thần kinh quay phân ra các nhánh vận động cho
                         cơ tam đầu và các nhánh cảm giác vùng cánh tay ngoài và sau.

                              Khi chấn thương gãy 1/3 giữa xương cánh tay, gây tổn thương bó mạch

                         thần kinh quay.

                              Bó mạch thần kinh dưới: Nằm ở 1/3 dưới mặt trong cánh tay, ngay phía

                         sau  vách  gian  cơ  trong  gồm  dây  thần  kinh  trụ  và  động  mạch bên  trụ  trên
                         (động mạch bên trong trên). Đoạn này dây thần kinh trụ không cho nhánh bên

                         nào mà đi xuống tiếp vào rãnh khuỷu trong của vùng khuỷu.

                         2.3. Vùng cẳng tay

                              Hai xương cẳng tay và màng gian cốt cẳng tay và vách gian cơ chia cẳng

                         tay thành 3 khu: khu cẳng tay trước, khu cẳng tay sau và khu ngoài. Theo kiểu

                         mô tả định khu, các cơ cẳng tay (20 cơ) được xếp thành 3 nhóm về 3 vùng nói

                         trên. Về chức năng hầu hết các cơ cẳng tay là những cơ gây nên các cử động
                         của bàn tay và ngón tay và cũng được chia thành nhóm đối kháng nhau về động

                         tác: các cơ vùng cẳng tay trước gấp bàn tay và ngón tay, các cơ cẳng tay sau

                         duỗi bàn tay và ngón tay.

                         2.3.1. Cơ vùng cẳng tay

                         Các cơ ở khu cẳng tay trước

                              Vùng này có 8 cơ xếp thành 4 lớp ( gọi là toán cơ trên ròng rọc, chức năng

                         gấp cẳng tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay) theo thứ tự từ nông đến sâu là:
                              - Lớp thứ nhất tính từ ngoài vào trong có 4 cơ: cơ sấp tròn, cơ gan tay

                         lướn, cơ gan tay bé và cơ trụ trước

                              - Lớp thứ hai có 1 cơ: cơ gấp chung nông ngón tay

                              - Lớp thứ ba  có 2 cơ:  cơ gấp dài ngón cái  ở ngoài và cơ gấp chung sâu

                         các ngón tay
                              - Lớp thứ tư  có 1 cơ:  cơ sấp vuông ở ¼ dưới cẳng tay

                              Thần kinh chi phối: do thần kinh trụ, thần kinh giữa vận động.



                                                                157
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166